Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tích cực tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm ở vùng DTTS

Mắn On - 20:36, 27/07/2023

Sáng 27/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND xã Phình Giàng (Điện Biên Đông, Điện Biên) tổ chức tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người cho các già làng, trưởng bản, Người có uy tín và Nhân dân trên địa bàn xã.

Người dân xã Phìn Giàng tham dự buổi tuyên truyền
Người dân xã Phìn Giàng tham dự buổi tuyên truyền

Dự và trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm, Thiếu tá Sùng A Viện - Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Điện Biên thông tin: Thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người trên cả nước diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành một số đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới. Tại Điện Biên, từ đầu năm đến nay, xảy nhiều trường hợp bị dụ dỗ xuất cảnh trái phép, cưỡng bức lao động tại Lào, có những trường hợp phải đóng tiền và can thiệp đại sứ quán mới được trả về.

Quang cảnh buổi tuyên truyền
Quang cảnh buổi tuyên truyền

Thiếu tá Sùng A Viện cho biết thêm: Qua tổng kết thực tiễn nhận thấy một số nhóm thủ đoạn chủ yếu mà các đối tượng mua bán người thường sử dụng để dụ dỗ nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội, như: Các đối tượng lợi dụng khó khăn về kinh tế, tâm lý nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa bán phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường, thông qua các trang mạng xã hội để làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép, hoặc tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao... để lừa các em gái ở các tỉnh lẻ đưa về các thành phố lớn bán cho nhà hàng, quán Karaoke hoặc trực tiếp tổ chức hoạt động mại dâm. Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động.

Xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng “tiền” làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài; khi ra nước ngoài, nạn nhân bị thu giữ giấy tờ tùy thân, cưỡng bức lao động, ngoài ra, các đối tượng mua bán người còn dùng thủ đoạn thông báo cho cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, bắt giữ và trục xuất nạn nhân về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc.

Một góc xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên
Một góc xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên

Ngoài ra, đội nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đã tuyên truyền đến các già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong xã Phình Giàng các nội dung về công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ em dịp nghỉ Hè; các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm như: Dụ dỗ công việc nhẹ lương cao; trộm cắp tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm về ma túy… Bên cạnh đó, cán bộ công an tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ngay từ cơ sở; tiếp tục duy trì hoạt động của các tổ an ninh, tổ hòa giải, mô hình tự quản về an ninh, trật tự tại các thôn, bản.

Phình Giàng là một xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Toàn xã có 12 bản, với trên 4.000 dân, xã có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết dân cư trên địa bàn là người Mông và Khơ Mú trình độ văn hóa thấp, phương thức canh tác sản xuất còn trưa đạt hiệu quả. Thu nhập chính của người dân vẫn dựa vào trồng trọt (lúa, ngô, sắn) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.