Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thường Tín (Hà Nội): Lễ hội Khai bút Xuân Kỷ Hợi và tôn vinh làng nghề truyền thống

PV - 16:04, 13/02/2019

Ngày 13/2, tại thôn Văn Hội, xã Văn Bình, UBND huyện Thường Tín tổ chức Lễ hội Khai bút Xuân Kỷ Hợi và tôn vinh làng nghề truyền thống năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của địa phương và thu hút được sự đồng hành của nhiều cộng đồng doanh nghiệp.

Trong Lễ hội có nghi thức khai bút đầu Xuân. Trong Lễ hội có nghi thức khai bút đầu Xuân.

Theo bà Lê Thị Liễu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, Lễ hội Khai bút Xuân Kỷ Hợi và tôn vinh làng nghề truyền thống là hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc; khơi dậy niềm tự hào truyền thống hiếu học, khoa bảng của vùng đất trăm nghề; bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, Lễ hội còn tri ân các bậc tiền nhân có công truyền nghề; biểu dương, khen thưởng, khuyến khích, động viên và ghi nhận các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, phát triển nghề, làng nghề truyền thống; đồng thời khẳng định vai trò của làng nghề truyền thống với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện; tạo cơ hội tiếp thị, quảng bá sản phẩm làng nghề, khuyến khích sự phát triển của làng nghề truyền thống.

Với phương châm “Đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm, phát triển, thành công”, Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của huyện, là ngày hội của Nhân dân trong huyện. Thông qua lễ hội, Nhân dân trong huyện thêm tự hào về truyền thống đất khoa bảng, đất trăm nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, phát triển các làng nghề, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương Thường Tín.

Tại Lễ hội, các đại biểu khách mời là những người con của quê hương đã thành danh, công tác ở các lĩnh vực khác nhau, các giáo viên, học sinh, các nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu sẽ được tôn vinh, khen thưởng.

Đến với Lễ hội, du khách còn được thăm quan các gian hàng của các làng nghề truyền thống nổi tiếng, tiêu biểu như: Làng nghề bánh giầy Quán Gánh, xã Nhị Khê; làng nghề tiện gỗ Nhị Khê, xã Nhị Khê; làng nghề thêu truyền thống xã Thắng Lợi; làng nghề thêu Cổ Chất, xã Dũng Tiến; làng nghề điêu khắc Nhân Hiền, xã Hiền Giang; làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái; làng nghề hoa cây cảnh xã Hồng Vân; làng nghề mây tre đan xã Ninh Sở; làng nghề xương sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình; làng nghề cước lưới Trần Phú, xã Minh Cường. Nhân dịp này, du khách còn có cơ hội để chiêm ngưỡng các sản phẩm của các nghệ nhân tài hoa, sáng tạo nên như: Lọ sơn mài cao 1,4m, túi đeo của phụ nữ bằng mây tre đan, tranh thêu, trang phục áo của vua chúa…

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Lê Thị Liễu thông tin thêm, trong phần lễ (buổi sáng) có nghi thức khai bút, đồng thời tôn vinh, khen thưởng những trí thức, nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu; giáo viên, học sinh xuất sắc năm học 2017-2018. Phần hội (trống hội, múa lân, múa rồng; các trò chơi dân gian địa phương; trưng bày và viết thư pháp) bắt đầu sau khi hết phần lễ; kết thúc là đêm văn nghệ mừng Xuân Kỷ Hợi 2019.

Qua nhiều lần tổ chức, Lễ hội Khai bút Xuân Kỷ Hợi và tôn vinh làng nghề truyền thống huyện Thường Tín thu hút được sự tham gia, đồng hành của các doanh nghiệp. Năm 2019, Lễ hội được Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tài trợ. Sự đồng hành của LienVietPostBank cùng với Lễ hội là một “kênh” gắn kết và phát triển các làng nghề, tạo điều kiện phát triển kinh tế và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương Thường Tín.

Theo đại diện của LienVietPostBank, Thường Tín là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh trong các huyện khu vực phía Nam của Hà Nội. Đặc biệt, đây cũng là địa phương có vị trí quan trọng nằm trên đầu mối giao thông, là đường trung chuyển quốc gia với Quốc lộ 1, đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống và các dự án khu/cụm công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Tháng 08/2017, LienVietPostBank đã khai trương chi nhánh LienVietPostBank Thường Tín. Việc mở chi nhánh tại Thường Tín vừa khẳng định sự phát triển cua doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương và mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và nguồn vốn tín dụng.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.