Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực phẩm lên men có tốt cho sức khỏe?

Như Ý - 14:08, 26/08/2022

Thực phẩm lên men đã trải qua quá trình tự nhiên được lên men bởi vi khuẩn có lợi, nấm hoặc men giúp cải thiện sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng bao gồm men vi sinh, vitamin B phức hợp và chất xơ rất tốt với sức khỏe tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên thực phẩm lên men cũng ẩn chứa những nguy cơ nếu bạn không biết dùng đúng cách. Vì vậy chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức về lợi ích và tác hại của các loại thực phẩm lên men.

Thực phẩm lên men đã trải qua quá trình tự nhiên được lên men bởi vi khuẩn có lợi, nấm hoặc men giúp cải thiện sức khỏe. Ảnh minh họa
Thực phẩm lên men đã trải qua quá trình tự nhiên được lên men bởi vi khuẩn có lợi, nấm hoặc men giúp cải thiện sức khỏe. Ảnh minh họa

Lợi ích của thực phẩm lên men

Lên men là một phương pháp phổ biến trong ẩm thực, vừa giúp bảo quản thực phẩm, vừa tạo được nhiều món ngon, tốt cho sức khỏe. Lên men có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, chẳng hạn như một số sản phẩm lên men có thể sử dụng trong khoảng 1 - 2 tháng, trong khi thực phẩm tươi chỉ có thể dùng tối đa khoảng 3 - 5 ngày. Trong thực phẩm lên men chứa nhiều enzyme hữu ích nên khi được sử dụng đúng cách thực phẩm lên men đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường bột, chống lại các vi sinh vật gây bệnh và tăng cường miễn dịch. Với những ai gặp vấn đề tiêu hóa mạn tính như hội chứng ruột kích thích, thực phẩm lên men rất phù hợp đưa vào chế độ dinh dưỡng.

Tăng cường hệ miễn dịch: Thực phẩm lên men là nguồn cung cấp các vi sinh vật, vi khuẩn như lactic. Đây là một lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. Chúng bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và cạnh tranh với các loại vi khuẩn khác, từ đó kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác.

Không những vậy, quá trình lên men còn có thể tạo ra các kháng thể, chất kháng sinh như bactercin, ethanol,... để ức chế các vi khuẩn có hại. Người ta còn tìm thấy một số vi sinh vật còn có khả năng tạo ra các chất chống oxy hóa, hấp thụ và tiêu diệt các gốc tự do.

Tốt cho đường ruột: Trong thực phẩm lên men chứa không nhỏ hàm lượng chất probiotics giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại tại dạ dày và đại tràng. Bên cạnh đó, thực phẩm lên men cón giúp cân bằng các hoạt động đường ruột giúp người thường xuyên sử dụng thực phẩm lên men phòng ngừa các triệu chứng táo bón, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.

Thực phẩm lên men có tốt cho sức khỏe? 1

Phòng chống ung thư: Các loại thực phẩm lên men cũng được khoa học công nhận là một trong những phương thức điều trị ung thư chính thức. Những thực phẩm có lợi trong thực phẩm lên men có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư gan… Cụ thể, butyrate - một axit béo chuỗi ngắn được tạo ra khi các vi khuẩn lên men chất xơ trong ruột, có khả năng bất hoạt các tế bào ung thư đại trực tràng và các sản phẩm lên men sữa quen thuộc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại tràng khoảng 29%.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chế phẩm sinh học được tạo ra trong quá trình lên men có thể giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn thân thiện trong đường ruột của bạn và có thể làm giảm bớt một số vấn đề tiêu hóa. Không những thế, chúng còn có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các sản phẩm lên men còn có khả năng làm giảm sự nghiêm trọng của bệnh táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Giúp giảm cân hiệu quả: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thực phẩm lên men có thể trở thành một lựa chọn lành mạnh cho những người thừa cân. Chúng có thể mang lại lợi ích cho bạn theo một số cách bao gồm cả việc giảm sự thèm ăn. Những loại thực phẩm này dung nạp chất xơ giúp bạn no trong nhiều giờ, đồng thời không chứa cholesterol và đường nên bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không lo tăng cân.

Bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim: Chế phẩm sinh học trong thực phẩm lên men giúp tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm hấp thụ cholesterol trong ruột. Điều này làm giảm nguy cơ cao huyết áp và xơ vữa động mạch, hoặc sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Lợi ích giảm cholesterol của thực phẩm lên men có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh chuyển hóa.

Tăng cường sức khỏe cho da: Sở hữu một làn da căng mịn, bóng khỏe và không mụn nhọt là ước mơ của rất nhiều người. Vậy thì hãy bổ sung ngay các loại thực phẩm lên men như: Phô mai, sữa chua không đường hay kem chua...

Chứa chất chống oxy hóa: Thực phẩm lên men rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là dưa chua, kim chi muối,... Khi được tiêu thụ thường xuyên, các chất chống oxy hóa trong những loại thực phẩm này sẽ giúp chống lại vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.

Thực phẩm lên men có tốt cho sức khỏe? 2

Các loại thực phẩm lên men phổ biến, giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bạn bao gồm:

Dưa cải muối thường sử dụng cải bẹ hoặc bắp cải, thêm muối và nước rồi cho vào lọ sành hoặc bình đựng và để lên men tự nhiên trong vài ngày. Ngoài số lượng men vi sinh probiotic dồi dào, dưa cải muối còn rất giàu chất xơ cũng như vitamin C, B, K, natri, sắt và mangan. Món ăn này cũng chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.

Kim chi là loại món ăn được lên men từ nhiều rau củ nên chứa một số thành phần có lợi cho sức khỏe. Chúng có hàm lượng calo thấp nhưng hàm lượng khoáng chất và vitamin khác cao. Do vậy kim chi có nhiều tac dụng tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm viêm hiệu quả,... Ngoài ra, kimchi cũng chứa nguồn vitamin A và C tuyệt vời, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho da.

Kombucha là thức uống trà lên men ngày càng phổ biến, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, chống viêm và có thể giúp giảm cân. Không chỉ vậy, chúng còn là nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Kefir - một thức uống lên men làm từ hạt kefir và sữa dê, đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe người dùng, nhất là giúp cân bằng hệ tiêu hóa.

Sữa chua được đánh giá là sản phẩm lên men phổ biến nhất hiện nay. Trong các sản phẩm sữa chua thường chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, chẳng hạn như men vi sinh bifidobacterium và lactobacillus. Đây là 02 loại lợi khuẩn được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài sữa chua thì các chế phẩm lên men từ sữa khác như: phô mai, bơ smen, kem chua,... cũng khá phổ biến và thông dụng trong cuộc sống ngày nay bởi dễ sử dụng, thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm lên men có tốt cho sức khỏe? 3

Tác hại của thực phẩm lên men

Bên cạnh những lợi ích tích cực thì thực phẩm lên men vẫn có những tác hại không ngờ nếu bạn không dùng đúng cách. Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có nhiều loại vi khuẩn, có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Khi muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày, nếu như chúng ta muối dưa, cà không đủ thời gian thời thì môi trường lên men không đủ độ axit dẫn đến không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Bởi thế nên dù mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được thực phẩm lên men một cách thường xuyên. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên chú ý các điểm sau khi sử dụng thực phẩm lên men:

Thực phẩm lên men thường có hàm lượng muối khá cao, vì vậy nên những người bị các bệnh lý nền nghiêm trọng như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc những người phải ăn kiêng muối... cần hạn chế sử dụng.

Những loại dưa muối chứa chất bảo quản hoặc được làm không hợp vệ sinh cũng gây ra những tác hại rất xấu, tốt nhất là mỗi gia đình nên tự muối dưa, cải hoặc tự làm những thực phẩm lên men bằng những nguyên liệu sạch và ngon nhất.

Mặt khác khi ăn dưa muối, dịch vị trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitric tác động vào các thực phẩm có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, mắm… dễ tạo thành nitrosamin - một chất có khả năng gây ung thư cho người. Để hạn chế quá trình hình thành chất gây ung thư, chúng ta không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, vị cay hăng hay đã bị khú.

Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên sử dụng các thực phẩm lên men đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì các sản phẩm này đã ở trong giai đoạn xuất hiện nấm mốc. Lúc này, các vi khuẩn gây thối rữa sẽ phát triển mạnh, không tạo nên môi trường đủ tính axit để ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng có hại và không phân huỷ hết các độc tố./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.