Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thực hiện Quyết định 861 ở Lạng Sơn: Tạo đồng thuận đưa chính sách vào cuộc sống

Thúy Hồng - 12:03, 20/12/2021

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, cũng phần nào tác động đến đời sống của đồng bào DTTS ở Lạng Sơn. Nhưng từ sự chủ động vào cuộc của các cấp chính quyền, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải thích cho người dân hiểu về điều chỉnh từ Quyết định, đã nâng cao nhận thức, tạo sự động thuận trong Nhân dân.

Từ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân đã nâng cao nhận thức về chính sách mới, tạo sự đồng thuận, đưa chính sách vào cuộc sống
Từ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân đã nâng cao nhận thức về chính sách mới, tạo sự đồng thuận, đưa chính sách vào cuộc sống

Chủ động tiếp nhận và thực hiện 

Xã Yên Phúc, huyện Văn Quan là xã vừa ra khỏi danh sách đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Điều này đồng nghĩa, người dân cũng sẽ bị cắt giảm các chính sách hỗ trợ liên quan. Tuy nhiên điều ấn tượng với chúng tôi là, bà con đón nhận và thực hiện  sự điều chỉnh từ Quyết dịnh 861 rất chủ động và thoải mái.

Bà Hứa Thị Kín, thôn Chợ Bãi 1, xã Yên Phúc cho biết: Trước đây, người dân chúng tôi đã được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) để chăm sóc sức khỏe. Bây giờ, chính sách hỗ trợ không còn, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình tôi cũng có cuộc sống đỡ vất vả hơn trước, nên đã chủ động mua BHYT cho các thành viên trong nhà để bảo đảm quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

Ông Triệu Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Yên Phúc cho biết: Thực hiện Quyết định 861 và Quyết định 433, hiện xã có 2 thôn vùng III, 7 thôn điều chỉnh từ vùng III về vùng I. Quyết định mới liên quan đến chính sách giáo dục cho hơn 300 trẻ và 3.066 người dân thụ hưởng thẻ BHYT. 

Ngay sau khi có sự điều chỉnh về chính sách, người dân đã đồng tình ủng hộ. Theo đó, từ ngày 1/7 đến nay, toàn xã đã có trên 300 người dân tự nguyện mua BHYT hộ gia đình để bảo đảm các quyền lợi về khám, chữa bệnh.

Còn đối với xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng là xã không còn nằm trong diện khu vực I, II hoặc III theo Quyết định 861, do tỷ lệ số hộ DTTS ở địa bàn này chiếm 9,59%, không bảo đảm điều kiện công nhận xã thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi (theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phải đạt từ 15% trở lên).

Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã Yên Thịnh đã thường xuyên nắm tình hình, phối hợp tổ chức họp, đối thoại, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và đồng thuận thực hiện.

Ông Hoàng Trung Tá, Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh cho biết: Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, xã và các ngành liên quan của huyện đã phối hợp tuyên truyền được gần 20 cuộc tại UBND xã và 9/9 thôn, bản về bảo hiểm xã hội, BHYT, xây dựng NTM… Đến nay, người dân đã chủ động mua BHYT để chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ người dân có thẻ BHYT ở Yên Thịnh đạt trên 58%, tương đương 2.310 thẻ. Nhân dân cũng tích cực tham gia xây dựng NTM, thể hiện sự đoàn kết vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Người dân tích cực lao động sản xuất, không trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ
Người dân tích cực lao động sản xuất, không trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ

Nắm bắt tâm tư, tạo sự đồng thuận

Khi Quyết định số 861 và Quyết định 433 được ban hành, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đã từng xảy ra vụ việc người dân tại địa bàn một số xã của các huyện: Văn Quan, Lộc Bình, Đình Lập… chưa hiểu đúng về chính sách của Nhà nước, nên đã tập trung đông người để kiến nghị, thắc mắc liên quan đến thực hiện các quyết định tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đoàn thể, lực lượng chức năng vào cuộc để tuyên truyền, giải thích, lắng nghe kiến nghị của người dân về quy định và sự điều chỉnh chính sách từ Quyết định 861.

Ông Hoàng Văn Điều, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định cho biết: Thực hiện quyết định mới, chúng tôi cũng đã biết xã mình được điều chỉnh từ vùng III về vùng I, tức là nhiều chính sách hỗ trợ người dân sẽ không còn được thụ hưởng nữa. Qua tuyên truyền của lãnh đạo xã, trưởng thôn, người dân chúng tôi hiểu rằng, Nhà nước, tỉnh cũng đã đầu tư cho xã rất nhiều về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Dù đời sống chưa hết khó khăn, nhưng chúng tôi luôn tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai.

Cần có chính sách hỗ trợ thay thế phù hợp như đối với chế độ BHYT, hỗ trợ xuất ăn bán trú cho con em DTTS, tạo động lực giúp đồng bào các DTTS từng bước phát triển ổn định
Cần có chính sách hỗ trợ thay thế phù hợp như đối với chế độ BHYT, hỗ trợ xuất ăn bán trú cho học sinh là con em DTTS, tạo động lực giúp đồng bào các DTTS từng bước phát triển ổn định

Theo ông Vi Minh Tú, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, để có được kết quả này, thời gian qua, các cấp chính quyền đã quyết liệt tuyên truyền về Quyết định 861 và Quyết định 433 tại các xã, thôn. Các trưởng thôn tiếp tục phổ biến, quán triệt về việc thực hiện chính sách đến từng hộ dân để người dân kịp thời nắm bắt các chính sách mới. Hiện nay về cơ bản Nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi của tỉnh đã nắm bắt được sự điều chỉnh chính sách và đồng thuận thực hiện.

Cũng theo ông Tú, mặc dù các xã đã đạt NTM, nhưng đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy Chính phủ cần sớm có chính sách hỗ trợ thay thế phù hợp như đối với chế độ BHYT, hỗ trợ xuất ăn bán trú cho học sinh là con em DTTS, tạo động lực giúp đồng bào các DTTS từng bước phát triển, ổn định đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận