Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thực hiện nghiêm các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt: Giải pháp phòng, chống thiên tai ở khu vực đô thị

Hoàng Thanh - 16:01, 18/09/2020

Với mỗi vùng miền, các đô thị lại có đặc điểm riêng, đi kèm với ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết cực đoan mỗi khác. Trong khi đó, do hệ thống đô thị nước ta đã có bước phát triển nhanh về số lượng nên cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trong ứng phó với thiên tai.

Lốc xoáy làm hàng chục cây si lớn ở gần khu vực Đền Thượng, TP. Lào Cai gãy đổ tối 22/4/2020
Lốc xoáy làm hàng chục cây si lớn ở gần khu vực Đền Thượng, TP. Lào Cai gãy đổ tối 22/4/2020

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 819 đô thị, từ vùng núi cao xuống đồng bằng và khu vực ven biển. Tuy nhiên, phần lớn các đô thị của Việt Nam nằm trong vùng dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu (BÐKH). Ngoài các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ… hệ thống đô thị ven biển và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tới 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó, có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng đến rất nặng.

Ðối với hệ thống đô thị miền núi và Tây Nguyên có 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó, có 17 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng rất mạnh. BĐKH tác động đến việc phát triển hệ thống giao thông đô thị, làm gia tăng ngập úng đô thị… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Ông Đặng Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, BĐKH khiến thiên tai ngày càng trở nên phức tạp. Không chỉ ở khu vực nông thôn mà thiên tai cũng gây thiệt hại nặng nề ở khu vực đô thị, trong đó mỗi vùng miền lại có những loại hình thiên tai đặc thù.

Ở các đô thị miền núi sẽ chịu nhiều tác động của các loại hình thiên tai như: Lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, lốc xoáy, rét đậm rét hại… Trong đó, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng là 3 loại hình thiên tai nguy hiểm nhất gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Trong đó, ở các đô thị khu vực miền núi, cơ sở hạ tầng giao thông là nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất, tiếp đến là các công trình thủy lợi và cấp nước, nhà ở của người dân và cuối cùng là các công trình công cộng.

“Còn ở khu vực đồng bằng, do mật độ xây dựng quá cao ở các đô thị đã khiến công tác dự báo khí tượng, thủy văn không còn chuẩn xác. Như việc đo cấp độ gió giật chẳng hạn”, ông Minh chia sẻ.

Ngập lụt ở các đô thị khu vực đồng bằng
Ngập lụt ở các đô thị khu vực đồng bằng

Theo dự báo, với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, đến thập niên 40 của thế kỷ 21, sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sinh sống tại các đô thị. Tuy nhiên, sự phát triển đô thị của nước ta còn thiếu kiểm soát, hệ thống đô thị của các tỉnh phát triển vượt dự báo phát triển đô thị quốc gia, vùng. 

Trong khi đó, trình độ và chất lượng quản lý đô thị lại chưa theo kịp thực tiễn phát triển. Trình độ và năng lực dự báo của quy hoạch cũng chưa đáp ứng được xu thế phát triển đô thị; phát triển đô thị mất cân đối, hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ và quá tải...

Trước những diễn biến phức tạp của BĐKH, rủi ro thiên tai là khôn lường và khó chống nếu xảy ra. Điều này đòi hỏi các đô thị phải tăng cường năng lực ứng phó. Một trong những giải pháp để các đô thị thích ứng với BĐKH là các địa phương phải nghiêm túc thực hiện các quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch và phát triển theo kiểu tự phát, phá vỡ quy hoạch như hiện nay.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BÐKH giai đoạn 2013 - 2020”. Ðây là cơ sở quan trọng để triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị ứng phó với BÐKH.


Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.