Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống thiên tai

Hoài Dương - 18:02, 30/07/2020

Sáng ngày 30/7, tại Hà Nội, Tổng cục phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt” với 21 điểm cầu địa phương.


Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị


Tại Hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến, thông tin một số nội dung, văn bản quan trọng liên quan đến kỹ thuật hộ đê, phòng, chống thiên tai, như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật đê điều; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai; đánh giá công tác quản lý đê điều, phòng chống thiên tai năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều… 

Đồng thời, các đại biểu cũng đã được các chuyên gia hướng dẫn tổ chức, xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai; Kỹ thuật xử lý giờ đầu các sự cố đê điều; Công tác chuẩn bị, sẵn sàng hộ đê theo phương châm “4 tại chỗ”; thảo luận một số nội dung liên quan đến Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm đê điều; Nâng cao chất lượng công tác đánh giá hiện trạng đê điều, xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm…

Để đảm bảo an toàn đê điều, lũ, bão trong năm 2020, Phó Tổng Cục trưởng Vũ Xuân Thành nhấn mạnh: các địa phương cần kịp thời lên phương án bảo vệ đê điều; Chuẩn bị vật tư dự trữ phòng chống lụt bão; Kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng tham gia hộ đê; Tuần tra canh gác theo cấp báo động; Phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố; Đẩy nhanh tiến độ duy tu, tu bổ, xử lý cấp bách sự cố...

Theo báo cáo của Tổng Cục Phòng chống Thiên tai, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 202 trận dông, lốc, mưa lớn, trong đó 09 đợt diện rộng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ; 01 cơn bão trên biển Đông; 09 trận lũ quét, sạt lở đất; 24 trận động đất; 12 trận mưa lớn, ngập úng, lũ cục bộ; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển. Thiên tai đã làm 53 người chết, 137 người bị thương; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 4.000 tỷ đồng. Cùng với đó, hệ thống đê điều trong cả nước cũng còn nhiều khu vực xung yếu, trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn gần 400km đê thiếu cao trình; 683 đê mặt cắt nhỏ; 160km đê thường bị đùn sủi, thẩm lậu; 459 cống cũ, hư hỏng; 158 kè sạt lở, hư hỏng; 230 vị trí trọng điểm xung yếu.



Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.