Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giữ vững an ninh trật tự

PV - 11:17, 09/08/2019

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 20/6/2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014. Qua 5 năm thực hiện, đã có hàng trăm ngàn vụ việc được cán bộ hòa giải tham gia giải quyết ngay từ đầu, góp phần ổn định an ninh trật tự ở cơ sở.

Từ 4 năm nay, ông Lường Văn Nguyên, Trưởng bản, Người có uy tín, thành viên Tổ Hòa giải bản Xa Cuông, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã có nhiều đóng góp cho công tác hòa giải ở cơ sở. Tổ Hòa giải của bản Xa Cuông có năm người, được thành lập năm 2013. Trong 5 năm qua, Tổ hòa giải bản Xa Cuông đã hòa giải thành công 11 vụ việc ở cơ sở, trong đó bản thân ông Nguyên đã hòa giải thành công 5 vụ việc, chủ yếu là tranh chấp đất làm nương giữa các gia đình hoặc vợ chồng xích mích, mâu thuẫn, thanh niên uống rượu say đánh lộn.

Điển hình là vụ đánh nhau cuối năm 2018, ông Nguyên cùng các thành viên Tổ Hòa giải của bản Xa Cuông đã hòa giải thành công vụ Lường Văn Tỉnh, 19 tuổi đánh nhau với Lường Văn Tự, 21 tuổi do mâu thuẫn trong lúc uống rượu. Bằng lý lẽ thuyết phục, kinh nghiệm của Người có uy tín, ông Nguyên đã giúp Tỉnh và Tự làm lành và trở thành đôi bạn thân thiết. Hiện, cả hai chung vốn mở được một cửa hàng sửa xe máy tại bản Xa Cuông.

Cán bộ Công an huyện Pác Nặm chia sẻ kinh nghiệm hòa giải cơ sở với Người có uy tín xã Bộc Bố. Cán bộ Công an huyện Pác Nặm chia sẻ kinh nghiệm hòa giải cơ sở với Người có uy tín xã Bộc Bố.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên, hiện toàn tỉnh có 1.823 tổ hòa giải với gần 10.000 hòa giải viên. Từ năm 2014 đến nay, các tổ hòa giải đã tiếp nhận 5.000 vụ việc, hòa giải thành công gần 4.000 vụ việc. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời, góp phần ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.

Tương tự như tỉnh Điện Biên, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ làm công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã không ngừng được củng cố; chất lượng hiệu quả hoạt động được nâng cao. Nhờ đó đã góp phần giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, giảm tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng, giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Theo ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu, hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đang từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động hiệu quả. Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 1.157 Tổ Hòa giải với 6.115 hòa giải viên. 5 năm qua, các Tổ Hoà giải trên địa bàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 4.927 vụ việc, trong đó số vụ hòa giải thành công là 4.212 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành công đạt 85%.

Trao đổi chúng tôi, ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động này từng bước đã đi vào nền nếp, hiệu quả, khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều hội thảo để nắm bắt, tổng hợp các ý kiến, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thi hành luật; đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Mới đây, tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”. Đề án đã đề ra những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn (2019-2020; 2021-2022).

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.