Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc: Thúc đẩy phát triển, củng cố niềm tin

PV - 09:30, 12/10/2018

Những năm qua, triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên đã mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua chính sách hỗ trợ đã “tiếp sức” cho nhiều hộ nghèo, đồng bào các dân tộc tại các huyện, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có điều kiện vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, Giàng A Dình cho biết, những năm qua, các chính sách dân tộc được triển khai dân chủ, đúng đối tượng, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và tạo được lòng tin của người dân. Do vậy, công tác xóa đói giảm nghèo tại các tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước nâng lên, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong tỉnh.

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã được hỗ trợ phát triển cây chè Shan tuyết, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nguồn vốn Chương trình 30a, hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã được hỗ trợ phát triển cây chè Shan tuyết, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tủa Chùa là một trong 5 huyện của tỉnh Điện Biên được thụ hưởng chính sách từ chương trình 30a của Chính phủ. Ngoài được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề… thì chính sách hỗ trợ sản xuất đã góp phần quan trọng làm thay đổi tập quán sản xuất, tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi và làm thay đổi diện mạo đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Trong 8 nội dung hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập được triển khai tại địa phương, bà con được hỗ trợ phát triển cây chè Shan tuyết, hỗ trợ một lần các giống cây trồng vật nuôi giá trị kinh tế cao, hỗ trợ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang...

Trước đây, gia đình anh Quàng Văn Chanh, xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa) thuộc diện hộ nghèo, ít đất sản xuất, thiếu việc làm nên đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Anh Chanh cho biết, năm 2013, chính sách hỗ trợ sản xuất, gia đình được hỗ trợ 1 con trâu giống. Sau 2 năm, con trâu không những tạo ra sức kéo hỗ trợ sản xuất cho con người mà còn sinh sản ra nghé con, tạo lợi nhuận. Nhờ có con trâu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, gia đình có thêm động lực vươn lên làm kinh tế, năm 2017 gia đình anh Chanh đã được công nhận thoát nghèo.

Theo đánh giá chung, trong số 5 huyện của tỉnh Điện Biên được thụ hưởng các chương trình, chính sách thì Mường Ảng là địa phương triển khai hiệu quả nhất. Được chia tách từ năm 2007, huyện Mường Ảng gồm 9 xã, 1 thị trấn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông–lâm nghiệp, phong tục tập quán canh tác, sản xuất còn nhiều lạc hậu, nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%... Ông Hoàng Thanh Hải, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, cho biết: Với sự vào cuộc đồng bộ của Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến nay Mường Ảng đã có nhiều chuyển biến. Theo kết quả rà soát hộ nghèo được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt cuối tháng 2/2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Ảng đã tiệm cận mức bình quân của tỉnh là trên 41% và thấp nhất trong số 5 huyện 30a của tỉnh.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016–2018, triển khai Chương trình 30a với 3 tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đa dạng sinh kế và hỗ trợ xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, đạt trên 538 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn lớn nhất tập trung đầu tư xây dựng 107 công trình nhà lớp học, thủy lợi, giao thông, nước sinh hoạt…; tiếp đến là nguồn vốn hỗ trợ các hộ, cộng đồng dân cư khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất đạt gần 7.000ha, hỗ trợ khai hoang, phục hóa tạo ruộng bậc thang gần 400ha… Ngoài ra, các dự án của Chương trình còn hỗ trợ vay tiền không lãi suất, vay tiền một lần cho hàng nghìn hộ mua giống, phân bón chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm thiết bị, máy móc sản xuất, bảo quản nông sản…

Có thể thấy các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước đã làm thay đổi cơ bản “bộ mặt” nông thôn tại những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên.

NAM HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.