Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Gia Lai: Thiếu kinh phí, khó hiệu quả

PV - 11:57, 12/08/2019

Theo thống kê, trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Gia Lai có 4.110 cặp tảo hôn và 81 cặp hôn nhân cận huyết thống. Đáng chú ý, kết quả giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn cứ lên xuống theo kinh phí được cấp để thực hiện việc vận động, tuyên truyền.

Trong 3 năm (2016-2018), tỉnh Gia Lai được bố trí 1,863 tỷ đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025” theo Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498). Nguồn lực này được tỉnh Gia Lai ưu tiên triển khai các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, truyền thông (1,563 tỷ đồng); số còn lại (120 triệu đồng) được bố trí để xây dựng mô hình điểm tại xã Krong (huyện Kbang).

Từ các hoạt động tuyên truyền, vận động này, số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Gia Lai có chiều hướng giảm, nhưng không nhiều. Số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tại Báo cáo số 142/BC-BDT ngày 01/3/2019 cho thấy, năm 2016, toàn tỉnh có 1.513 trường hợp tảo hôn (trong đó có 1.481 trường hợp là người DTTS) và có 15 trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi trong hôn nhân là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. (Ảnh minh họa). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi trong hôn nhân là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. (Ảnh minh họa).

Hết năm 2017, số lượng tảo hôn trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 1.495 trường hợp (giảm 18 trường hợp so với năm 2016). Nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở Gia Lai lại tăng đột biến, với 52 trường hợp (tăng 36 trường hợp so với năm 2016).

Còn tính đến cuối năm 2018, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Gia Lai có chiều hướng giảm sâu. Cụ thể, toàn tỉnh chỉ còn 1.102 trường hợp tảo hôn (giảm 393 trường hợp so với năm 2017) và 14 trường hợp hôn nhân cận huyết thống (giảm 38 trường hợp so với năm 2017).

Vì sao kết quả giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh Gia Lai lại trầy trật, lên xuống thất thường như vậy?

Theo ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai thì nguyên nhân một phần là do những tập tục và nhận thức lạc hậu của đồng bào DTTS. Ngoài ra, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các gia đình muốn con gái mình lấy chồng sớm để có thêm lao động trong nhà. Điều kiện học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội của các em cũng hạn chế, thiếu thốn, nên nhiều em chỉ muốn nghỉ học, lấy chồng, làm rẫy kiếm sống.

Đây là một thực tế, nhưng cũng chỉ là những lý do khách quan. Theo tìm hiểu của phóng viên thì một trong những nguyên nhân khiến kết quả giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cứ lên xuống thất thường xuất phát từ việc kinh phí bố trí cho hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin không thường xuyên.

Lấy kết quả năm 2017 làm dẫn chứng, trong năm này, toàn tỉnh Gia Lai chỉ giảm được 18 trường hợp tảo hôn so với năm 2016; trong khi tăng thêm 36 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Soi chiếu vào báo cáo kinh phí thực hiện Đề án 498 của tỉnh thì thấy, trong năm 2017, Gia Lai không bố trí được kinh phí để thực hiện (cả ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương).

Trước đó, trong năm 2016, thực hiện Đề án 498, tỉnh Gia Lai cũng chỉ có 200 triệu đồng từ ngân sách Trung ương để triển khai; còn ngân sách tỉnh không có. Do đó, số trường hợp tảo hôn trên địa bàn tỉnh rất cao (1.513 trường hợp).

Trong năm 2018, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn Gia Lai giảm sâu (giảm 393 trường hợp tảo hôn và 38 trường hợp hôn nhân cận huyết thống so với năm 2017). Kết quả này có được phần nhiều nhờ nguồn lực bố trí cho các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời. Trong năm 2018, Đề án 498 của tỉnh Gia Lai được bố trí 1,463 tỷ đồng để thực hiện (trong đó ngân sách địa phương là 923 triệu đồng, ngân sách Trung ương là 460 triệu đồng).

Nêu lên như vậy để thấy, việc bố trí kinh phí đủ, kịp thời để triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động là rất cấp thiết để tỉnh Gia Lai nói riêng, các tỉnh vùng DTTS và miền núi nói chung triển khai có hiệu quả Đề án 498. Bởi để đạt mục tiêu giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS thì quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi trong hôn nhân của người dân.

KHÁNH THI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.