Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Hiệu quả từ sự đồng lòng (Bài 2)

Phạm Tiến - 08:35, 19/10/2023

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là "động lực" phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của Chương trình, tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng bào các DTTS đồng thuận, đồng lòng thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

(Bài Chuyên đề- Kế hoạch): Chương trình MTQG 1719, muốn thành công phải đồng lòng thực hiện: Muốn thành công, phải đồng lòng thực hiện (Kỳ 2)
Vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị có 38 xã, thị trấn

Hoàn thiện văn bản, kiện toàn Ban chỉ đạo

Giai đoạn 2021-2025, kế hoạch ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh Quảng Trị gần 1.479 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2023, tỉnh Quảng Trị được bố trí 192 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phân khai trên 37 tỷ đồng thực hiện Dự án 1; hơn 22,3 tỷ đồng thực hiện Dự án 2; trên 91,4 tỷ đồng thực hiện Dự án 4; hơn 12,2 tỷ đồng thực hiện Dự án 5; gần 26 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 và trên 3,5 tỷ đồng thực hiện Dự án 10.

Để đảm bảo thực hiện Chương trình MTQG 1719 của cả giai đoạn 2021-2025 đúng tiến độ, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương liên quan, tham mưu xây dựng trình HDND tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ -HĐND ngày 31/5/2022 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình MTQG 1719. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, xác định Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị. Do đó, việc huy động, lồng ghép các nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia là rất quan trọng. Ngày 29/06/2022, HĐND  tỉnh Quảng Trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 29/2022/NQ- HDND về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia.

Niềm vui của đồng bào DTTS ở thôn Amor, xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khi dự án nước sạch sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đưa vào sử dụng
Niềm vui của đồng bào DTTS ở thôn Amor, xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khi dự án nước sạch sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đưa vào sử dụng

Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 29/2022/NQ-HDND là hànH lang pháp lý quan trọng mang tính "dẫn đường" để cả hệ thống chính trị ở Quảng Trị thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan, địa phương lập kế hoạch hằng năm sử dụng ngân sách hiệu quả hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG 1719.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Hồ Thị Lệ Hà,Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết: “Chương trình MTQG 1719 đã tạo được sự thống nhất trong nhận thức tới hành động. Chủ thể là người dân vùng thụ hưởng chính sách đã tham gia tích cực để đồng lòng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình” 

Cùng với ban hành Nghị quyết "dẫn đường", UBND tỉnh Quảng Trị đã kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG 1719 từ cấp tỉnh xuống địa phương; thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. Các tổ giúp việc được phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng lĩnh vực. Từ đó, tạo sự linh hoạt, thống nhất trong điều hành chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG 1719 từ tỉnh đến cơ sở.

Đồng thuận, quyết liệt trong thực hiện

Dù mới đi được nửa chặng đường (giai đoạn 2021-2025), nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân nên Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Mô hình trồng chuối của phụ nữ người DTTS ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho thu nhập cao
Mô hình trồng chuối của phụ nữ người DTTS ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho thu nhập cao

Đến nay, hầu hết các địa phương ở Quảng Trị đang triển khai và hoàn thiện thủ tục giải ngân nguồn vốn đối với Dự án 1 được phân bổ trong kế hoạch năm 2022 và năm 2023. Rà soát, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án 2. Bên cạnh đó, Tỉnh Quảng Trị cũng đã hỗ trợ xong 34 lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên người DTTS.

Thực hiện Tiểu dự án 2 (Dự án 9) về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức được 20 lớp tập huấn, nhằm nâng cao kỹ năng truyền thông cho nhóm nòng cốt tại cộng đồng thôn bản; tổ chức 10 buổi Tọa đàm giao lưu tìm hiểu kiến thức tại 10 trường học vùng DTTS (Trường Dân tộc nội trú, Dân tộc bán trú); tổ chức 10 Hội thi tại các xã có tỷ lệ số vụ tảo hôn cao; treo 31 tấm pano tuyên truyền song ngữ Việt – Bru Vân Kiều đến 31 xã ở vùng DTTS và miền núi.

Ban Dân tộc tỉnh cùng các huyện Đa Krông, Hướng Hóa đã tổ chức 03 hội nghị biểu dương điển hình Người có uy tín, 02 hội nghị cung cấp thông tin về Kế hoạch Chương trình MTQG 1719 và phát huy vai trò Người có tín trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức 01 hội nghị bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật; 6 đợt truyền thông trợ giúp pháp lý, gián 2.200 tờ gấp pháp luật với nội dung trợ giúp pháp kèm theo.

Với trách nhiệm là cơ quan Thường trực Chương trình 1719 ở địa phương, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các xã, các đơn vị có liên quan để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Đến nay, giá trị giải ngân nguồn vốn thuộc chương trình đạt tỷ lệ 30%.

(Bài Chuyên đề- Kế hoạch): Chương trình MTQG 1719, muốn thành công phải đồng lòng thực hiện: Muốn thành công, phải đồng lòng thực hiện (Kỳ 2) 3
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, con đường vào bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã được bê tông hóa

Đặc biệt, đóng góp vào kết quả bước đầu thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị có sự đóng góp tích cực của đội ngũ Người có uy tín trong việc vận động đồng bào đồng lòng thực hiện. Đồng bào đã hiểu chính mình là người thụ hưởng Chương trình MTQG 1719 nên không còn thờ ơ và đứng ngoài cuộc. Ngược lại, họ hiến đất, góp công đồng lòng thực hiện các phần việc mở đường, xây nhà văn hóa thôn bản….

Anh Hồ Văn Hiệp, người Bru Vân Kiều ở bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) tâm sự: “Nhà nước đã đầu tư tiền để làm đường mọi người đi, trong đó có gia đình mình, vì thế gia đình tôi sẵn sàng dời tường rào vào trong cho đường mở rộng thêm. Đường xong, tôi cũng mua xi măng, cát và bỏ công để làm vỉa hè trước nhà mình cho sạch đẹp” 

Giờ đây, chuyện hiến đất, góp công để thực hiện những dự án nước sạch cộng đồng, làm đường giao thông….của đồng bào các DTTS ở Quảng Trị không còn là chuyện hiếm. Đó chính là những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân, bởi họ hiểu chung tay thực hiện các dự án của Chương trình MTQG 1719 thành công, thì chính người dân được hưởng lợi từ các chính sách. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.