Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc ở Quảng Ninh: Đột phá từ cách làm sáng tạo

Xuân Phú - 14:58, 28/10/2019

Trong những năm qua, Quảng Ninh được biết đến là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc ban hành cơ chế, đề án, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc. Từ đó, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), biên giới, hải đảo.

 Ông Nguyễn Xuân Ký- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh
Ông Nguyễn Xuân Ký- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh

Các chính sách sáng tạo riêng có

Quảng Ninh là một trong số ít địa phương có nghị quyết riêng về công tác dân tộc. Cụ thể ngày 29/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 07 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Nghị quyết 07 có ý nghĩa mở đường các đề án, chương trình, với cơ chế, cách làm sáng tạo riêng tạo đột phá trong thực hiện công tác dân tộc ở địa phương này.

Từ Nghị quyết 07, UBND tỉnh đã thể chế hóa chiến lược công tác dân tộc bằng các cơ chế, chính sách cụ thể để chỉ đạo thực hiện, xây dựng kế hoạch, trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phát triển đối với vùng DTTS&MN và trong đồng bào DTTS trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, dân số, phát triển nhân lực DTTS, công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chú trọng địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Điển hình là UBND tỉnh xây dựng đề án, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND ngày 27/12/2016 về bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 17/1/2017 (Đề án 196) phê duyệt nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Đề án 196 khẳng định sự sáng tạo và cách làm riêng của Quảng Ninh trong thực hiện Chương trình 135, tạo cơ chế, nguồn lực cụ thể để thúc đẩy phát triển KT-XH, thực hiện mục tiêu giảm nghèo vùng ĐBKK.

Đột phá công tác giảm nghèo

Nghị quyết 07 có một cơ chế, hằng năm tỉnh dành 30% nguồn kinh phí từ Chương trình xây dựng Nông thôn mới, để đầu tư cho vùng ĐBKK.

Từ nguồn lực này, cộng với sự vào cuộc điều hành chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vùng ĐBKK của Quảng Ninh thay đổi bứt phá rõ rệt về kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK giảm nhanh. Sau 3 năm (2016 - 2018), thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến hết năm 2018: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 1,2% (4.248 hộ); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn 2,42% (8.532 hộ).

Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Quảng Ninh (thứ năm từ trái sang) trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Quảng Ninh (thứ năm từ trái sang) trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu.

Đối với 113 xã, phường, thị trấn vùng DTTS&MN tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hiện có 3.179 hộ nghèo, chiếm 1,99%, giảm bình quân 2%/năm; số hộ cận nghèo là 5.656 hộ, chiếm 3,54%. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 8.717 hộ năm 2015 (26,4% tổng số hộ DTTS, chiếm 56,83%) xuống còn 2.125 hộ năm 2018 (chiếm 5,6% tổng số hộ DTTS, chiếm 50,02% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh).

Sau 5 năm (2014 - 2019), thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, kết cấu hạ tầng KT-XH, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng DTTS&MN bằng các nguồn lực đầu tư từ Chương trình 135, nông thôn mới và các nguồn lực khác cũng đã tạo chuyển biến rõ rệt...

Hoàn thành Chương trình 135 trước 1 năm

Quảng Ninh đã dành cơ chế, nguồn lực ưu tiên đặc biệt, riêng có của tỉnh để thực hiện một số chính sách dân tộc trên địa bàn, nhất là thông qua thực hiện Chương trình 135, Đề án 196, Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Từ đó, kinh tế vùng DTTS&MN có sự chuyển biến tích cực; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được duy trì và phát huy hiệu quả, chú trọng đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, bước đầu đáp ứng nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Công tác giao đất, giao rừng; Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cũng được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho người dân các xã ĐBKK, đồng bào DTTS có quỹ đất để phát triển sản xuất. Nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng và thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng DTTS&MN.

Công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, bố trí sử dụng cán bộ người DTTS được chú trọng; đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS&MN được đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới được bảo vệ vững chắc.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 tại các xã vùng DTTS&MN giảm 6,0% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS&MN năm 2018 tăng 2 lần so với năm 2014. Có 18 xã vùng khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.

Quảng Ninh phấn đấu hết năm 2019, cả 17/17 xã khu vực III (xã ĐBKK) của tỉnh đủ điều kiện ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135 về sớm trước lộ trình 1 năm.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh: 

"Tỉnh Quảng Ninh thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững, gắn kết việc tăng trưởng nhanh với đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Thực hiện mục tiêu này, nhiệm kỳ từ năm 2015 đến nay, tỉnh Quảng Ninh tập trung rất nhiều giải pháp với khoảng 3.000 tỷ đồng từ các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp vào các công trình thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống Nhân dân. Đến nay, bức tranh chung về điều kiện hạ tầng của các xã, thôn ĐBKK cải thiện rất lớn. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo đã đạt hiệu quả cao. Hiện có hơn 400 hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo; tỷ lệ giảm nghèo chung cả tỉnh giảm rất sâu. Đây là kết quả của cả quá trình triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp...”


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.