Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ninh: Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động để giảm nghèo

PV - 09:54, 19/08/2019

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ninh hiện còn chưa đến 1,2%, thấp hơn rất nhiều bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của Quảng Ninh đang ngày càng khó khăn, do số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn…

Khu CN Texhong Hải Hà-nơi thu hút nhiều lao động Quảng Ninh vào làm việc. Khu CN Texhong Hải Hà-nơi thu hút nhiều lao động Quảng Ninh vào làm việc.

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Ninh cho biết: Hiện trên địa bàn Quảng Ninh còn xấp xỉ 4.400 hộ nghèo, trong đó vùng DTTS đặc biệt khó khăn khoảng 2.200 hộ nghèo, chiếm trên 50% hộ nghèo toàn tỉnh. Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở mức 0,4% (tương đương 1.440 hộ nghèo).

Có thể nói, số lượng

hộ nghèo đặt ra giảm không nhiều, nhưng có những khó khăn lớn. Nguyên nhân bởi đây là những năm cuối của Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020, số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng DTTS đặc biệt khó khăn.

Để tỷ lệ hộ nghèo đạt mục tiêu đặt ra trong năm 2019 và các năm tiếp theo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Ninh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu triển khai thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp.

Trước mắt, quan tâm hỗ trợ nhanh cho hàng ngàn hộ dân thiệt hại từ dịch tả lợn châu Phi để người dân có điều kiện tái sản xuất, cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng, có thu nhập; tiếp tục rà soát lại kế hoạch giảm nghèo, phân công cán bộ bám sát địa bàn, nắm chắc từng hộ, có kế hoạch, giải pháp, phương án hỗ trợ cụ thể từng hộ nghèo; vận động doanh nghiệp và đoàn thể, đẩy mạnh xã hội hóa hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo vùng DTTS.

Tuy nhiên, giải pháp căn cơ lâu dài được Quảng Ninh xác định là tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền, thu hút lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giải quyết việc làm bền vững, lâu dài, tạo thu nhập ổn định cho đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.

XUÂN PHÚ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.