Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011 - 2020: Làm sâu sắc hơn hiệu quả của một chính sách đặc thù

Việt Hải - Mai Hương - 16:53, 23/12/2020

Việc triển khai có hiệu quả Chiến lược cùng với sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng với Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã kết nối hệ thống chính trị - xã hội (CT-XH) thành một thể thống nhất cả về trí và lực tham gia công cuộc giảm nghèo, làm sâu sắc hơn hiệu quả một chính sách đặc thù phù hợp với cấu trúc chính trị Việt Nam.

Nguồn vốn tín dụng chính sách tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Nguồn vốn tín dụng chính sách tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Chỉ trong 10 năm qua (2011 - 2020), Chính phủ đã 2 lần nâng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo. Với việc số hộ nghèo, cận nghèo tăng lên theo chuẩn mới đã mang đến áp lực lớn cho Ngân hàng CSXH trong vấn đề cung ứng tín dụng.

Điểm thuận lợi lớn nhất trong giai đoạn này là Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho công tác giảm nghèo, quyết liệt chỉ đạo trong việc tập trung nguồn lực lớn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) thông qua Ngân hàng CSXH. Giai đoạn 2011 - 2020, ngân sách nhà nước đã cấp 41.204,5 tỷ đồng, trong đó cấp bổ sung 8.270,5 tỷ đồng vốn điều lệ, 12.412 tỷ đồng để thực hiện các chương trình TDCS...

Chỉ thị số 40-CT/TW đã đưa nguồn vốn nhận ủy thác địa phương trở thành điểm nổi bật trong việc tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả tín dụng CSXH tại địa phương kể từ khi thực hiện Chiến lược phát triển. Tính đến 30/11/2020, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH đạt 20.132 tỷ đồng, tăng 17.846 tỷ đồng, tăng gấp 8,8 lần so với năm 2010...

Tính đến 30/11/2020, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác đang phối hợp với Ngân hàng CSXH tham gia quản lý 224.344 tỷ đồng, chiếm 99,5%/tổng dư nợ TDCS xã hội. Cùng với gần 173.000 tổ tiết kiệm và vay vốn, 10.426 điểm giao dịch xã hoạt động định kỳ phủ rộng trên hầu hết các thôn, xã, phường, thị trấn trong toàn quốc, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng mới để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển kinh tế. Nguồn vốn TDCS tiếp tục được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước, đặc biệt là các xã vùng DTTS và miền núi với trên 21,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn; doanh số cho vay lên tới 504.565 tỷ đồng. TDCS góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2016) xuống còn 3,75% (năm 2019), dự kiến xuống dưới 3% (năm 2020).

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển, quy mô tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH tăng gấp 2,6 lần, từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 233.456 tỷ đồng. Quy mô tổng dư nợ các chương trình TDCS tăng gấp 2,5 lần, từ 89.462 tỷ đồng năm 2010 lên 225.377 tỷ đồng tại thời điểm 30/11/2020, với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ.  

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.