Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP ở Hà Nội: Tăng cường tập huấn kết hợp hỗ trợ quảng bá sản phẩm

Khánh Thư - 11:11, 17/06/2020

Hà Nội là địa phương có nhiều lợi thế để thực hiện Chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP). Để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình chủ động tham gia OCOP, Thành phố đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm OCOP cũng như khâu quảng bá, xúc tiến thương mại.

Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội thăm quan gian trưng bày tại Festival Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề Hà Nội lần thứ I năm 2019.
Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội thăm quan gian trưng bày tại Festival Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề Hà Nội lần thứ I năm 2019.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, trong năm 2020, Hà Nội sẽ phát triển, đánh giá, xếp hạng từ 800 đến 1.000 sản phẩm. Trong đó, có từ 500 sản phẩm trở lên được đánh giá và xếp hạng cấp thành phố, 100 sản phẩm được đánh giá và xếp hạng cấp quốc gia.

Để được “gắn sao”, sản phẩm OCOP sẽ qua đánh giá tại cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương thông qua các tiêu chí: Sản phẩm OCOP phải đáp ứng yêu cầu có công bố chất lượng sản phẩm; có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm; sản xuất có kế hoạch bảo vệ môi trường; sản phẩm có mẫu mã bao bì đẹp, đặc sắc...

Tính đến nay, 100% các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Điều này cho thấy, sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong việc phát huy lợi thế, điểm mạnh nông nghiệp của vùng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản... chưa hiểu và còn lúng túng khi tham gia OCOP.

Chính vì vậy, để thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển, Hà Nội đã tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho các chủ thể, địa phương. Năm 2019, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố đã tổ chức 29 hội nghị triển khai từ thành phố đến cơ sở. Trong đó, tổ chức 1 hội nghị OCOP cấp thành phố, 28 hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn 28 quận, huyện, thị xã.

Ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm, để nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện Chương trình OCOP, trong quý IV/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 1 lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp thành phố và 15 lớp cho cán bộ cấp huyện và cấp xã; 15 lớp đào tạo, quản trị sản xuất, kinh doanh cho các nhà quản lý tổ chức kinh tế, hộ sản xuất về Chương trình OCOP (khoảng 60 học viên/lớp).

Theo ông Nguyễn Văn Chí, cùng với tăng cường đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm OCOP thì Thành phố cũng đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2019, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức 4 sự kiện kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP tại huyện Thường Tín, Big C Thăng Long và phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (2 lần).

Các sản phẩm OCOP của các địa phương cũng đã được tôn vinh tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019. Đồng thời, giới thiệu 200 sản phẩm của 10 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đăk Lăk. Các hoạt động này đã góp phần quan trọng để sản phẩm OCOP Hà Nội thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Dự kiến từ 20/7 - 3/8/2020, TP. Hà Nội sẽ tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, quy mô số gian hàng tham gia dự kiến 150 gian, tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ. Sản phẩm trưng bày phải được công nhận từ 3 sao trở lên; các sản phẩm đăng ký dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.