Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Thúc đẩy nguồn lực ngoài nước phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành tựu không chỉ ở những con số (Bài 1)

Tùng Nguyên - 16:09, 13/12/2023

Vận động nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ và kiều bào ta ở nước ngoài là lĩnh vực đặc thù của đối ngoại Nhân dân, góp phần huy động nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhất là cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong bối cảnh hiện nay, công tác vận động nguồn lực ngoài nước có những thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn mới, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp hơn.

Thành tựu của công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) không chỉ được thể hiện ở con số huy động được mà góp phần tăng cường hiểu biết của quốc tế đối với đất nước, con người Việt Nam. Số lượng các tổ chức PCPNN có quan hệ với nước ta ngày càng tăng là minh chứng cho một Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

Năm 2022, tỉnh Gia Lai vận động được 27 dự án với tổng trị giá 5,695 triệu USD.
Năm 2022, tỉnh Gia Lai vận động được 27 dự án với tổng trị giá 5,695 triệu USD.

Mở rộng quan hệ hợp tác

Từ sau Đại hội VI của Đảng, với chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế, nước ta từng bước mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN. Nhất là sau khi Ban Bí thư khóa IX ban hành Chỉ thị 19/CT-TW ngày 24/01/2003 (tiếp tục thực hiện tại Kết luận số 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI), công tác PCPNN được đẩy mạnh.

Thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ đã ban hành các chương trình hành động thực hiện công tác PCPNN. Trong đó có “Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019 – 2025” theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 17/9/2019. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Với quan điểm nhất quán khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động PCPNN của Đảng, Nhà nước ta, số lượng các tổ chức PCPNN có quan hệ với Việt Nam tăng lên, theo đó giá trị viện trợ cũng ngày càng tăng. Số liệu của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đưa ra tại “Hội nghị chia sẻ thông tin về công tác PCPNN năm 2023” cho thấy, tính đến tháng 8/2023, có 396 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động. 

Tổ chức Room to read hỗ trợ xây dựng thư viện cho Trường Tiểu học xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Tổ chức Room to read hỗ trợ xây dựng thư viện cho Trường Tiểu học xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Giai đoạn 2020 - 2022, Việt Nam đã tiếp nhận được hơn 677 triệu USD viện trợ từ các tổ chức PCPNN. Viện trợ của các tổ chức PCPNN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và y tế. Trong đó, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc là 3 khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ, các tổ chức PCPNN.

Công tác PCPNN cũng đã và đang huy động được nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023), thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS” đến năm 2025 theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022, cả nước đã kêu gọi, thu hút và được phân bổ vốn từ các nguồn ODA, phi chính phủ và đưa vào giải ngân tổng giá trị cam kết gần 17 nghìn tỷ đồng. 

Khẳng định vị thế

Trong năm 2022, mặc dù vừa trải qua thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, nhưng Ủy ban Dân tộc và các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đã huy động được nguồn viện trợ nước ngoài không hề nhỏ. Các nguồn lực thu hút được sử dụng để giải quyết các vấn đề cấp thiết, cùng với ngân sách nhà nước triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Trong đó, Ủy ban Dân tộc huy động được gần 100 tỷ đồng nguồn ODA không hoàn lại; tỉnh Trà Vinh huy động và tiếp nhận viện trợ của Chính phủ Ai Len, 10 tổ chức PCPNN gần 41 tỷ đồng để thực hiện 18 chương trình, dự án gắn với Chương trình MTQG 1719; tỉnh Hà Giang huy động 22 tỷ đồng để triển khai 11 công trình hạ tầng cơ sở; tỉnh Gia Lai vận động được 27 dự án với tổng trị giá 5,695 triệu USD; tỉnh Quảng Ngãi đã vận động tổ chức World Vision International tại Việt Nam tiếp tục tài trợ các chương trình/dự án tại các huyện Minh Long và Sơn Tây với tổng giá trị viện trợ cam kết là 985.110 USD; trong đó có 22 chương trình, dự án, phi dự án dành cho vùng đồng bào DTTS với tổng giá trị cam kết tài trợ 34,9 tỷ đồng.

Viện trợ của các tổ chức PCPNN tập trung nhiều vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế. (Trong ảnh: Dự án xây dựng Nhà lớp học, với 2 phòng học khang trang cho Trường Mầm non Sơn Tân, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi do tổ chức Children of Vietnam tài trợ )
Viện trợ của các tổ chức PCPNN tập trung nhiều vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế. (Trong ảnh: Dự án xây dựng Nhà lớp học, với 2 phòng học khang trang cho Trường Mầm non Sơn Tân, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi do tổ chức Children of Vietnam tài trợ )

Giá trị huy động nguồn lực viện trợ cho thấy sự quan tâm của các tổ chức PCPNN cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Trong bối cảnh vừa ra khỏi khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid – 19, bên cạnh những đối tác truyền thống thì có thêm những tổ chức PCPNN đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải quyết những vấn đề xã hội.

Số lượng các tổ chức PCPNN có quan hệ với Việt Nam ngày càng tăng là minh chứng cho một Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển. Thông qua hoạt động của các tổ chức PCPNN đã góp phần tăng cường hiểu biết của quốc tế đối với đất nước, con người, chính sách của Việt Nam; đấu tranh chống các luận điệu sai trái về Việt Nam trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.

Hiệu quả của công tác vận động viện trợ PCPNN là thành quả quan trọng của đường lối đối ngoại Nhân dân – một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Với tinh thần “tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài” để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại Nhân dân Việt Nam đã tích cực triển khai công tác vận động PCPNN - một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện các dự án phát triển và an sinh xã hội ở Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011 - 2020, tổng giá trị viện trợ giải ngân đạt 2,87 tỷ USD không hoàn lại, tập trung vào các lĩnh vực, như: y tế (chiếm 33,2%), phát triển kinh tế - xã hội (18,5%), giải quyết các vấn đề xã hội (19,5%), giáo dục - đào tạo (10,6%), bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (10,1%), cứu trợ khẩn cấp và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.