Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lâm Đồng: Tập trung đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS

Minh Thu - 15:21, 18/04/2025

Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các Dự án, Tiểu Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đọan 2021 - 2030; giai đoạn I; từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi toàn diện.

Diện mạo mới ở huyện Đam Rông (Ảnh minh họa).
Diện mạo mới ở huyện Đam Rông. (Ảnh minh họa)

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ

Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong cả nước, năm 2024 đánh dấu giai đoạn then chốt về giải ngân nguồn lực Chương trình MTQG 1719 đối với tỉnh Lâm Đồng.

Với tổng nguồn vốn được phân bổ trong năm 2024 trên 268 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung vào các lĩnh vực then chốt như: đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và nâng cao năng lực cộng đồng. Các dự án triển khai đều gắn liền với đời sống trực tiếp của người dân như: hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, sinh kế bền vững...

Với tiềm năng và quyết tâm cao của tỉnh về thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư vùng DTTS, tỉnh Lâm Đồng đã và đang lấy người dân làm trung tâm, hướng đến các nguồn lực đầu tư của Nhà nước thực sự đến từng thôn buôn, mang lại sự thay đổi rõ rệt, toàn diện cho vùng đồng bào DTTS.

Ông Bon Yô Soan Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là Lâm Đồng đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông. Đến nay, đã có trên 500 công trình đường giao thông tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa đã được xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Dự án 1 về Giải quyết thiếu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ 301 hộ có nhà ở mới, 406 hộ được tiếp cận nước sinh hoạt tập trung, 706 hộ dùng nước phân tán,1.574 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững.

Đối với Dự án 4 Quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai 4 dự án định canh định cư, hoàn thành 2 dự án trọng điểm, góp phần ổn định đời sống cho người dân ở vùng khó khăn. Cơ sở hạ tầng như: giao thông, cấp thoát nước, điện, chiếu sáng được đầu tư đồng bộ. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết... Đã xây mới, duy tu 21 công trình giao thông nông thôn, dài 34km, tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn ở 5 huyện.

Đa dạng hóa sinh kế là một trọng những giải pháp quan trọng trong giảm nghèo ở Lâm Đồng.
Đa dạng hóa sinh kế là một trọng những giải pháp quan trọng trong giảm nghèo ở Lâm Đồng

Đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Thống kê của cơ quan chức năng, triển khai Chương trình MTQG 1719, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã có khoảng 1.098 hộ đã được vay vốn sản xuất. Đồng thời, tỉnh thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho 12.137 lượt hộ từ nguồn vốn thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Chương trình MTQG 1719, cùng với sự hỗ trợ từ 3 Chương trình MTQG, bộ mặt nông thôn vùng DTTS của tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Nhiều hộ dân đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như: rau, hoa, cà phê, chè, sầu riêng, cây ăn quả, dâu tằm...; chăn nuôi gia súc (bò sữa, bò thịt, heo), gia cầm, cá… đã hình thành và phát triển mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao. Các vùng chuyên canh phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Đơn cử như tại huyện Đam Rông, đồng bào DTTS đã mạnh dạn vay vốn để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nhờ đó thoát nghèo và có có hội vươn lên làm giàu. Điển hình, như gia đình chị Đinh Thị Hóa, ở xã Đạ R’Sal, với mô hình trồng dâu nuôi tằm; hay mô hình nuôi cá tầm của chị Nguyễn Phương Bắc ở xã Rô Men... đã xây được nhà, mua sắm được trang thiết bị để phục vụ sản xuất và đời sống.

Ông Bon Yô Soan, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết: Với tiềm năng và quyết tâm cao của tỉnh về thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư vùng DTTS, tỉnh Lâm Đồng đã và đang lấy người dân làm trung tâm, hướng đến các nguồn lực đầu tư của Nhà nước thực sự đến từng thôn buôn, mang lại sự thay đổi rõ rệt, toàn diện cho vùng đồng bào DTTS.

Sau 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đường giao thông kiên cố nối với khu vực trung tâm; 98% thôn, bản có đường giao thông bằng bê tông hoặc cấp phối. Hệ thống trường lớp kiên cố, khang trang, 100% xã có trạm y tế; 99,8% hộ dùng điện; 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ giảm bình quân 2% - 3% hộ nghèo/năm, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 2,5 lần. Ngoài ra, kết hợp nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác trong tỉnh đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, xây dựng mô hình liên kết, các diễn đàn, lễ hội gắn thương mại với du lịch…

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.