Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy hợp tác thương mại-đầu tư với vùng kinh tế lớn nhất của Bỉ

PV - 20:24, 15/12/2022

Trưa ngày 15/12, trong chương trình chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn trưa làm việc với ông Jan Jambon, Bộ trưởng, Thủ hiến vùng Flanders, Bộ trưởng Ngoại giao, Xã hội, Số hóa và Quản lý hạ tầng, lãnh đạo hơn 30 doanh nghiệp, tập đoàn lớn của vùng Flanders và Bỉ.

Thủ hiến vùng Flanders chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ hiến vùng Flanders chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Được coi là “Viên ngọc ẩn mình” của Tây Âu, Flanders là nơi giao thoa văn hóa, kinh tế, là cửa ngõ kết nối giữa Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, những nền kinh tế năng động, phát triển nhất của châu Âu. Với những lợi thế này, vùng Flanders đã sớm xây dựng được vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất của Bỉ, góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt trội của Bỉ và cả châu Âu trong nửa cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Vùng chiếm 60% dân số, 70% GDP và 85% kim ngạch xuất nhập khẩu của Bỉ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Jan Jambon, Bộ trưởng, Thủ hiến vùng Flanders, Bộ trưởng Ngoại giao, Xã hội, Số hóa và Quản lý hạ tầng, lãnh đạo hơn 30 doanh nghiệp, tập đoàn lớn của vùng Flanders và Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Jan Jambon, Bộ trưởng, Thủ hiến vùng Flanders, Bộ trưởng Ngoại giao, Xã hội, Số hóa và Quản lý hạ tầng, lãnh đạo hơn 30 doanh nghiệp, tập đoàn lớn của vùng Flanders và Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng, Thủ hiến Jan Jambon cho biết những thế mạnh của vùng là công nghệ đóng tàu, nông nghiệp, công nghệ cao và năng lượng sạch… Ông đánh giá, cũng như Flanders, Việt Nam có lịch sử lâu đời, gắn liền với biển, sông ngòi. Các doanh nghiệp Flanders đang hợp tác tích cực với phía Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực vận tải biển, logistics. Ông đánh giá cao tiềm năng kinh doanh tại Việt Nam, nhất là với hiệp định EVFTA, một trong những thỏa thuận toàn diện và tham vọng nhất mà EU ký kết với một nền kinh tế mới nổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích những nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nam và Flanders, mà trước hết là cơ sở chính trị với quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Bỉ, Việt Nam – EU, ASEAN – EU - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích những nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nam và Flanders, mà trước hết là cơ sở chính trị với quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Bỉ, Việt Nam – EU, ASEAN – EU - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông cũng bày tỏ ấn tượng với những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu. Flanders có thế mạnh trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, khi chỉ với 68 km đường bờ biển, Vùng có công suất 2,3 gigawatt (tỷ watt) điện gió ngoài khơi. Trong khi đó, Việt Nam có tới 3.260 km đường bờ biển và Flanders sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này.

Chia sẻ với lãnh đạo vùng Flanders và các doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích những nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nam và Flanders, mà trước hết là cơ sở chính trị với quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Bỉ, Việt Nam – EU, ASEAN – EU.

Thủ tướng tin tưởng hoạt động thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Bỉ, vùng Flanders sẽ tiếp tục được mở rộng và thúc đẩy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tin tưởng hoạt động thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Bỉ, vùng Flanders sẽ tiếp tục được mở rộng và thúc đẩy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó là cơ sở pháp lý với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được thực thi và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) đang được các nước thông qua, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần… Cùng với Hiệp định EVFTA, EVIPA sau khi được triển khai sẽ tạo ra khuôn khổ toàn diện cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư lâu dài, ổn định, tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Bỉ nói chung và vùng Flanders nói riêng với Việt Nam.

Mặt khác, nhiều nhà đầu tư Bỉ có thiện cảm và rất hiểu văn hóa, điều kiện Việt Nam. Hai nền kinh tế Việt Nam và Bỉ có các thế mạnh bổ sung cho nhau, như nền nông nghiệp nhiệt đới của Việt Nam và nền nông nghiệp ôn đới của Bỉ.

Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết ý định thư hợp tác giữa Vinfast (Việt Nam) và Facil (Bỉ) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết ý định thư hợp tác giữa Vinfast (Việt Nam) và Facil (Bỉ) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh đó, xu thế phát triển xanh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó dịch bệnh… vừa tạo ra những thách thức, nhưng cũng đồng thời tạo ra những cơ hội hợp tác mới.

Thủ tướng tin tưởng hoạt động thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Bỉ, vùng Flanders sẽ tiếp tục được mở rộng và thúc đẩy, mong muốn cộng đồng doanh nghiệp hai bên phát huy lợi thế, kết nối hợp tác để xây dựng và hình thành các chuỗi giá trị, kết nối giữa hai nước và với thị trường toàn cầu.

“Chúng ta có cơ sở để quyết tâm tăng cường hợp tác và hợp tác thành công. Trong quá trình hợp tác, chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc, điều quan trọng là chúng ta nắm bắt, tháo gỡ kịp thời trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đã nói là làm, đã làm là có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, đồng thời ổn định chính sách lâu dài để các nhà đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn, có lãi và phát triển. Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các các doanh nghiệp Bỉ nói chung và vùng Flanders nói riêng đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững ở Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã trực tiếp làm rõ nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp; chứng kiến lễ ký kết ý định thư hợp tác giữa Vinfast (Việt Nam) và Facil (Bỉ).

Vương quốc Bỉ là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam trong EU. Giai đoạn trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, kim ngạch thương mại song phương luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt từ 6-10%/năm và ghi nhận mức sụt giảm 10% năm 2020. Sang năm 2021, thương mại hai chiều đã tăng mạnh lên đến 53,8% so với năm 2020, đạt 4,29 tỷ USD. 10 tháng đầu năm 2022 thương mại hai chiều đạt 4,068 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2021, nhập khẩu đạt 622,8 triệu USD.

Tính đến 10/2022, Vương quốc Bỉ có 82 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,1 tỷ USD, đứng thứ 23/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 6/24 quốc gia thành viên EU có đầu tư tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.