Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghiên cứu lập trung tâm phân phối hàng hóa, nông sản Việt Nam tại châu Âu

PV - 17:32, 15/12/2022

Thủ tướng hoan nghênh ý tưởng nghiên cứu, thành lập trung tâm phân phối hàng hóa, nông sản Việt Nam tại Bỉ để xâm nhập vào thị trường châu Âu; đồng thời đề xuất Tập đoàn John Cockerill nghiên cứu, xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hydrogen tại Việt Nam.

Tại cuộc ăn sáng làm việc với ông Willy Borsus, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Kinh tế, Ngoại thương, Quy hoạch không gian và Nông nghiệp vùng Wallonie, cùng một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng nghiên cứu, thành lập trung tâm phân phối hàng hóa, nông sản Việt Nam tại Bỉ để xâm nhập vào thị trường châu Âu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại cuộc ăn sáng làm việc với ông Willy Borsus, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Kinh tế, Ngoại thương, Quy hoạch không gian và Nông nghiệp vùng Wallonie, cùng một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng nghiên cứu, thành lập trung tâm phân phối hàng hóa, nông sản Việt Nam tại Bỉ để xâm nhập vào thị trường châu Âu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 15/12, trong chương trình chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng làm việc với ông Willy Borsus, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Kinh tế, Ngoại thương, Quy hoạch không gian và Nông nghiệp vùng Wallonie, cùng một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Bỉ.

Wallonie là khu vực chủ yếu nói tiếng Pháp ở miền Nam nước Bỉ, chiếm 55% diện tích và khoảng 1/3 dân số toàn nước Bỉ. Wallonie có chính quyền riêng và hầu hết vùng, cùng với Bruxelles, do cộng đồng nói tiếng Pháp quản lý.

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng của Bỉ với tiềm năng rất lớn. Nhiều doanh nghiệp của Vùng đang hoạt động rất năng động tại Việt Nam và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Vùng.

Ông khẳng định nguyện vọng thúc đẩy và thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa Wallonie và Việt Nam. Trong suốt 25 năm qua, mối quan hệ hai bên ngừng được củng cố và phát triển trên mọi bình diện, từ hợp tác đối tác khoa học tới lĩnh vực kinh tế và công nghiệp. Ngày nay, hơn bao giờ hết, đối với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tại Vùng Wallonie, Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên cả về hợp tác y tế, văn hóa, xã hội, khoa học và kinh tế.

Ông cho biết vừa qua, Vùng đã tổ chức hội thảo rất lớn và thành công về hoạt động kinh doanh với Việt Nam. Sau đó, Vùng đã cử 12 doanh nghiệp tham gia hội chợ thực phẩm nguyên liệu tại TPHCM và tuần rồi, 8 doanh nghiệp của vùng đã tham dự hội chợ thực phẩm và khách sạn tại Việt Nam, trong đó có gian hàng bia Bỉ được chế biến theo phương pháp truyền thống.

Các doanh nghiệp của Vùng mong muốn thúc đẩy hợp tác, giao thương với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, sản xuất và phân phối thuốc, vaccine, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, năng lượng, giáo dục đại học… Ông Willy Borsus cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều nhà đầu tư Việt Nam có mặt tại Vùng và cho biết, Vùng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu thành lập một trung tâm phân phối hàng hóa và nông sản để xâm nhập vào thị trường châu Âu.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian phân tích về bối cảnh và những yếu tố nền tảng để quan hệ giữa Việt Nam với Bỉ, Vùng Wallonie tiếp tục phát triển. Ông cho rằng trong bối cảnh thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, phức tạp, cần tăng cường hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương. Thủ tướng cho biết, hai nước Việt Nam và Bỉ cũng vừa có cuộc hội đàm hết sức thành công với mục tiêu đưa hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, tốt đẹp hơn trong thời gian tới.

Một yếu tố quan trọng khác là ASEAN-EU vừa tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ giữa hai khối. Quan hệ Việt Nam-EU cũng rất tốt đẹp, Việt Nam gia nhập ASEAN muộn hơn nhiều nước, nhưng trong quan hệ với EU, Việt Nam lại tiến nhanh hơn các nước trong khu vực. Việt Nam cùng với Singapore là 2 nước ASEAN có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, cũng là nước phát triển đầu tiên có FTA với khu vực này. Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU cũng đang được các nước EU thông qua.

Thủ tướng đánh giá Vùng Wallonie là khu vực quan trọng của Bỉ và có nhiều thế mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm, năng lượng tái tạo, môi trường... Đây là những lĩnh vực phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, do đó hai bên còn nhiều dư địa để hợp tác trong thời gian tới.

Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác hiệu quả đã triển khai như về vaccine, giáo dục và đào tạo…; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, logistics…

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, tập đoàn của Vùng tiếp tục đầu tư tại Việt Nam, mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực mới, kêu gọi và giới thiệu các doanh nghiệp khác tới Việt Nam. Đồng thời Thủ tướng đề nghị Vùng tăng cường hợp tác giáo dục đại học, tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác với các trường nghề…

Thủ tướng hoan nghênh ý tưởng của lãnh đạo và các doanh nghiệp Vùng Wallonie về hợp tác xây dựng trung tâm bảo quản và vận chuyển hàng hóa Việt Nam, nhất là với các mặt hàng trái cây theo mùa vụ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng hoan nghênh ý tưởng của lãnh đạo và các doanh nghiệp Vùng Wallonie về hợp tác xây dựng trung tâm bảo quản và vận chuyển hàng hóa Việt Nam, nhất là với các mặt hàng trái cây theo mùa vụ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng hoan nghênh ý tưởng của lãnh đạo và các doanh nghiệp Vùng Wallonie về hợp tác xây dựng trung tâm bảo quản và vận chuyển hàng hóa Việt Nam, nhất là với các mặt hàng trái cây theo mùa vụ. Thủ tướng đề nghị các cơ quan Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phía Bỉ và các doanh nghiệp để nghiên cứu, tiến tới hiện thực hóa ý tưởng này; phát huy thế mạnh bổ sung cho nhau của hai bên trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đáng chú ý, đại diện Tập đoàn John Cockerill trình bày nhiều ý tưởng hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1817, đây là tập đoàn đa ngành về cung cấp các giải pháp và dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ trong các lĩnh vực sản xuất xanh và bền vững, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo. John Cockerill đặc biệt có thế mạnh về công nghệ sản xuất nhiên liệu hydro xanh (green hydrogen)…

Hoan nghênh các ý tưởng này, Thủ tướng gợi ý John Cockerill nghiên cứu xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hydrogen, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Đại diện John Cockerill cho rằng đây là đề xuất rất quan trọng và sẽ tích cực xem xét để thực hiện. Thủ tướng đề nghị tập đoàn phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, địa phương của Việt Nam để triển khai các công việc cụ thể.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã trực tiếp giải đáp nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp Bỉ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.