Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Hiệu quả thiết thực từ các mô hình sáng tạo (Bài 2)

Thúy Hồng - 16:17, 16/10/2024

Với việc thiết kế các mô hình hoạt động của Dự án 8 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025) vừa bám sát yêu cầu, mục tiêu, định hướng, vừa mang tính toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo đó, hoạt động từ những mô hình, đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới
Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới

Tăng cường trang bị kiến thức về bình đẳng giới

Buôn Đôn là huyện có nhiều thôn xã được thụ hưởng Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với 48 thôn, buôn đặc biệt khó khăn của 6/7 xã.

Để thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến về giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện tập trung nâng cao chất lượng tuyên truyền, trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ phụ nữ…

Minh chứng rõ nhất, là tại xã Krông Na, trước đây, nhiều cặp vợ chồng chưa ý thức sinh con theo kế hoạch nên nhà nào cũng sinh đông con. Theo đó, gánh nặng sinh nở, nuôi nấng, chăm sóc con đè nặng lên đôi vai người phụ nữ.

Trước thực trạng trên, Hội LHPN tăng cường công tác tuyên truyền đã giúp hội viên phụ nữ xã Krông Na từng bước nâng cao ý thức thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con cái. Từ đó, quan niệm sinh đông con và tư duy về kết hôn của nam nữ thanh niên người DTTS trên địa bàn cũng dần thay đổi, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm đáng kể. Hiện nay, việc kết hôn không còn phụ thuộc nhiều vào việc mai mối mà trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng của nam và nữ; các hủ tục trong cưới hỏi cũng không còn.

Chị H Xeng Rmuah ở buôn Jang Lành (xã Krông Na) chia sẻ: Trong gia đình, chị H Xeng là con gái duy nhất theo chế độ mẫu hệ, nhưng vợ chồng chị đã chủ động thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình và ký cam kết không sinh thêm con.


Thông qua các lớp tập huấn sẽ trang bị các kỹ năng cơ bản về bình đẳng giới, vai trò của giới, hậu quả của việc định kiến giới và khuôn mẫu giới
Thông qua các lớp tập huấn sẽ trang bị các kỹ năng cơ bản về bình đẳng giới, vai trò của giới, hậu quả của việc định kiến giới và khuôn mẫu giới

Còn tại Bình Phước, để nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ thực hiện Dự án 8, Hội Phụ nữ tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của 5 huyện triển khai Dự án 8 của tỉnh, gồm huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh và Phú Riềng.

Bà Lường Thị Xuyến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo-Chính sách Hội LHPN tỉnh Bình Phước chia sẻ: Thông qua các lớp tập huấn sẽ trang bị các kỹ năng cơ bản về bình đẳng giới, vai trò của giới, hậu quả của việc định kiến giới và khuôn mẫu giới, Lồng ghép giới trong xây dựng chính sách... Qua đó, nâng cao kỹ năng tư vấn cho nạn nhân bạo lực giới của cán bộ phụ nữ cấp xã, Tổ truyền thông cộng đồng.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Lương Nhân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, việc thực hiện đề án giúp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới, phần nào thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, gia đình và cá nhân, góp phần ngăn ngừa các hành động phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong các hoạt động của đời sống xã hội. Nhờ đó, đã từng bước thu hẹp khoảng cách bình đẳng giới trong đồng bào DTTS.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông

Xác định, công tác truyền thông là nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; quy mô cấp toàn quốc/vùng miền như: Liên hoan các mô hình điển hình, truyền thông xoá bỏ định kiến giới thông qua hình thức giới thiệu sách, triển lãm ảnh theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với hơn 200 đại biểu dự; tổ chức các cuộc truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng, phòng chống bạo lực gia đình…

Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

Đặc biệt trong năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức “Liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS”, Truyền thông kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại 8 tỉnh có tỷ lệ sinh con tại nhà cao, Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" tại miền Bắc và Tây Nguyên…

Chuỗi các hoạt động được tổ chức với các hoạt động như: giao lưu trình diễn, lan tỏa những sáng kiến truyền thông, cách làm hay, sáng tạo, có tính ứng dụng cao trong công tác tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chia sẻ tại Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới được tổ chức tại Thái Nguyên vào tháng 9, em Vi Thị Trà Giang, sinh viên Học viện Dân tộc cho biết: Được tham gia Chiến dịch truyền thông "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" giúp chúng em có thêm kiến thức để nhận diện và xóa bỏ các định kiến giới và khuôn mẫu giới, hậu quả của tảo hôn, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình và trọng nam khinh nữ…

Thông qua hoạt động giao lưu trình diễn, những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS
Thông qua hoạt động giao lưu trình diễn, những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS được lan tỏa

Bà Lò Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, cho biết: Thông qua hoạt động giao lưu trình diễn, những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo, có tính ứng dụng cao trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS được lan tỏa và nhân rộng.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.