Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thảo Khánh - 11:46, 28/09/2024

Thực hiện Dự án 8 về bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là 8.744 triệu đồng. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.

Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và các Hội (LHPN huyện Võ Nhai, LHPN xã Phương Giao và xã Liên Minh của huyện Võ Nhai) chụp ảnh lưu niệm tại Lễ ra mắt Câu Lạc bộ ""Thủ lĩnh của sự thay đổi"
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và các Hội (LHPN huyện Võ Nhai, LHPN xã Phương Giao và xã Liên Minh của huyện Võ Nhai) chụp ảnh lưu niệm tại Lễ ra mắt Câu Lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi"

Triển khai Dự án, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập, duy trì và vận hành 206 Tổ truyền thông cộng đồng, với 1.942 thành viên tham gia (đạt 145,07% so với chỉ tiêu giai đoạn Trung ương giao và đăng ký của tỉnh, vượt 64 mô hình), trong đó, thành lập mới 11 Tổ truyền thông tại địa bàn các xóm đặc biệt khó khăn (cấp tỉnh: Thành lập mới 06 Tổ truyền thông cộng đồng với 60 thành viên tham gia tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai; cấp huyện: Thành lập 05 Tổ truyền thông cộng đồng với 50 thành viên tham gia).

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng mới 01 mô hình Tổ/nhóm sinh kế ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường, nâng tổng số mô hình hỗ trợ trên địa bàn tỉnh là 09 mô hình (đạt 90% so với chỉ tiêu giai đoạn Trung ương giao, đạt 16% so với chỉ tiêu đăng ký của tỉnh là 50 mô hình).

Thành lập mới 05 Câu Lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với sự tham gia của 100 trẻ em trên địa bàn các xã dự án thuộc huyện Võ Nhai, nâng tổng số câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh là 33 Câu lạc bộ với 878 trẻ em tham gia (đạt 91,66 % so với chỉ tiêu giai đoạn Trung ương giao và đăng ký của tỉnh).

Tổ chức 05 lớp tập huấn kỹ năng thực hiện lồng ghép giới theo chương trình 3 cho 191 cán bộ thôn/xóm, già làng, trưởng bản, Người có uy tín tham gia trên địa bàn các xã thực hiện Dự án 8.

Đồng thời, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực triển khai, duy trì và nâng cao chất lượng các mô hình cốt lõi của Dự án 8 (cấp tỉnh: Tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 06 Tổ truyền thông, do cấp tỉnh thành lập năm 2024 với các nội dung về hướng dẫn vận hành hoạt động của Tổ truyền thông; Hướng dẫn viết tin, bài truyền thông; Hướng dẫn truyền thông trên nền tảng số, với sự tham gia của 169 lượt người tham dự.

Ngoài ra, tại các huyện, thành phố đã tổ chức 03 lớp tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho 465 thành viên các Tổ Truyền thông cộng đồng, phụ nữ và trẻ em DTTS và miền núi; tổ chức 06 lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục ở trẻ em cho 900 người là thành viên các Tổ Truyền thông cộng đồng, phụ nữ và trẻ em gái vùng DTTS và miền núi; tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 320 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi).

Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm, tổ chức thông qua việc tổ chức Hội thi các mô hình truyền thông xoá bỏ định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em (02 Hội thi các mô hình truyền thông xoá bỏ định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em năm 2024 tổ chức Hội LHPN huyện Võ Nhai và huyện Phú Lương tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.