Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Minh Thu - 07:00, 11/05/2024

Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ban Quản lý dự án với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 3 cơ sở đào tạo nghề và chính quyền địa phương 2 xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Ảnh: TTXVN)
Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ban Quản lý dự án với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 3 cơ sở đào tạo nghề và chính quyền địa phương 2 xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Ảnh: TTXVN)

Đây là một trong hai dự án của Việt Nam và là một trong tổng số 55 dự án đoạt giải trong đợt kêu gọi đề xuất sáng kiến địa phương năm 2023 tại 26 quốc gia nói tiếng Pháp của Quỹ Pháp ngữ với phụ nữ sau tác động của đại dịch Covid-19. Dự án được Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tài trợ, triển khai từ 1/4/2024 - 30/9/2025.

Theo đó, sẽ có 1.500 người được thụ hưởng trực tiếp từ Dự án, trong đó có 300 nam giới, 1.200 phụ nữ có nhu cầu học nghề và nữ học sinh không có khả năng tiếp tục học lên Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông tại 2 xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp từ Dự án là các thành viên gia đình của những người tham gia Dự án, cộng đồng cư dân đã nhận được thông tin hữu ích về Dự án; chính quyền địa phương và các tổ chức đối tác.

Mục tiêu của Dự án hướng đến thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái DTTS; trong đó lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các giai đoạn. Việc đào tạo nghề được xây dựng dựa trên cơ sở cung cấp các kỹ năng phù hợp với bối cảnh địa phương; đồng thời đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, các hoạt động của Dự án góp phần khuyến khích phụ nữ DTTS áp dụng kiến thức vào công việc hàng ngày, tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế.

Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra Lễ Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Quản lý Dự án với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, 3 cơ sở đào tạo nghề và chính quyền địa phương 2 xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.



Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.