Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy bình đẳng giới, ASEAN bổ nhiệm 10 nữ đại sứ thể thao

T.Hợp - 11:08, 03/12/2021

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bổ nhiệm 10 vận động viên và quan chức thể thao nổi bật làm “Nữ Đại sứ thể thao ASEAN”. Vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân của Việt Nam là một trong số 10 nữ đại sứ được ASEAN bổ nhiệm, trong chiến dịch do Nhật Bản tài trợ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực.


VĐV taekwondo Châu Tuyết Vân của Việt Nam là một trong 10 gương mặt nữ Đại sứ thể thao ASEAN. Ảnh: thethaovanhoa.vn
VĐV taekwondo Châu Tuyết Vân của Việt Nam là một trong 10 gương mặt nữ Đại sứ thể thao ASEAN. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Sáng kiến này là một phần của Chiến dịch “WeScore ASEAN” do Nhật Bản tài trợ. Các Đại sứ sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực và trao quyền cho phụ nữ thông qua thể thao và truyền tải các thông điệp khích lệ tới Cộng đồng ASEAN.

Mười Đại sứ được bổ nhiệm bao gồm Công chúa - vận động viên bóng ngựa (polo) Azemah Ni'matul Bolkiah của Brunei, vận động viên võ cổ truyền Sokha Pov của Campuchia, vận động viên cầu lông Leani Ratri Oktila của Indonesia, huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bơi lội quốc gia Lào Soulamphone Kerdla, vận động viên thể dục dụng cụ Farah Ann Abdul Hadi của Malaysia, vận động viên và trọng tài taekwondo Soe Soe Myar của Myanmar, vận động viên cử tạ Hidilyn Diaz của Philippines, vận động viên điền kinh Amita Berthier của Singapore, vận động viên taekwondo Panikpak Wongpattanakit của Thái Lan và vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân của Việt Nam.

Các nữ Đại sứ sẽ chia sẻ quan điểm của mình về trao quyền cho phụ nữ trong một chương trình trò chuyện được tổ chức tại Ban thư ký ASEAN vào ngày 3/12, trùng với Ngày quốc tế về người khuyết tật và Chiến dịch hàng năm “16 ngày hành động chống bạo lực giới”.

Chương trình trò chuyện nói trên sẽ đề cập đến các vấn đề như bình đẳng giới và quyền lãnh đạo của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao, thúc đẩy quyền của người khuyết tật thông qua thể thao, cũng như tác động của đại dịch COVID-19 đối với thể thao và cách giải quyết vấn đề này.

Chiến dịch #WeScore ASEAN là một phần của Hành động ASEAN-Nhật Bản về thể thao - một dự án nằm trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+Nhật Bản về thể thao (SOMS + Nhật Bản) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN. Trước buổi tọa đàm, Ban thư ký ASEAN cũng sẽ tổ chức vinh danh các vận động viên đoạt huy chương Olympic ASEAN và Paralympic Tokyo 2020.

Chiến dịch #WeScore ASEAN góp phần thực hiện Kế hoạch công tác ASEAN về thể thao giai đoạn 2021-2025 và phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2025 cũng như Mục tiêu phát triển bền vững số 5 của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.