Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiến hành kiểm tra hai dự án ở huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

Phương Thảo - 15:35, 28/11/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc tiến hành kiểm tra khảo sát hai dự án, gồm Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng và dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra khảo sát một số hạng mục của dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. (Ảnh: Cao Thăng)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra khảo sát một số hạng mục của dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. (Ảnh: Cao Thăng)

Đi cùng đoàn còn có Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Báo cáo về tình hình Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh cho biết: Gói thầu Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 thuộc Dự án cải tạo môi trường nước TP. Hồ Chí Minh. Dự án có mục tiêu mở rộng và nâng công suất nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng hiện hữu từ 141.000m³/ngày đêm (giai đoạn 1) lên 469.000m³/ngày đêm.

Theo ông Lương Minh Phúc, sau khi hoàn thành giai đoạn này, dự án sẽ thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường nước thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn các quận 4, 5, 6, 8, 10 và 11 (với diện tích lưu vực 2.150 ha, tổng số dân cư khu vực khoảng 2 triệu người). Đồng thời, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - kênh Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ. Hiện nay, Dự án đã đạt tiến độ 98%, dự kiến sẽ hoàn thành vào dịp 30/4/2023.

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan kiểm tra một số hạng mục dự án, đặt câu hỏi về tiến độ các giai đoạn của Dự án, nguồn vốn vay, đặc biệt là các vướng mắc khó khăn cần Chính phủ giải quyết. Thủ tướng yêu cầu các dự án phải sử dụng công nghệ hiện đại nhất, nước thải sau khi xử lý có thể nuôi được cá, chú ý quan tâm đến việc phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh...

Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Chính phủ đã tới kiểm tra thêm dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn huyện Bình Chánh, tại nút giao với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Được biết, Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn huyện Bình Chánh được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6/2021. Tổng mức đầu tư cho dự án này gần 1.500 tỷ đồng, trong đó, vốn từ Trung ương hơn 686 tỷ đồng, còn vốn địa phương hơn 812 tỷ đồng. Dự án có chiều dài hơn 6,92 km, đường được mở rộng thành 6 làn xe, với vận tốc thiết kế cho phương tiện là 60 km/giờ.

Công trường thực hiện xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50. (Ảnh: Cao Thăng)
Công trường thực hiện xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50. (Ảnh: Cao Thăng)

Hiện nay Ban Quản lý dự án các đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh đã trình thiết kế bản vẽ kỹ thuật 4 gói thầu xây lắp, đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ để tiếp tục trình, duyệt thiết kế bản vẽ kỹ thuật, dự toán các gói thầu xây lắp còn lại.

Nghe địa phương báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh khi thực hiện các dự án cần chú ý quan tâm đến tái định cư. Phải bảo đảm xây dựng các khu tái định cư có đầy đủ các yếu tố, điều kiện sinh sống cần thiết tốt hơn hoặc ít nhất là bằng với nơi ở cũ để người dân di dời đến, nhường đất cho công trình. Đặc biệt, nghiên cứu, khuyến khích người dân tự tái định cư để vừa đảm bảo theo nhu cầu người dân, vừa giảm phần việc cho chính quyền.

Với dự án Vành đai 3, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết: “Thành phố vẫn đang chuẩn bị, trong đó một số địa phương như huyện Bình Chánh và Tp. Thủ Đức đã sẵn sàng phương án tái định cư cho người dân”.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận