Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

PV - 14:10, 28/05/2023

Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhằm đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, những tháng đầu năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. (Ảnh: Trần Hải)
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. (Ảnh: Trần Hải)

Theo UBND tỉnh Hà Giang, quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng, tăng trưởng đạt khá, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2022 đạt 7,62%, vượt mục tiêu đề ra (7,5%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.790 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2021; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đạt 2.565 tỷ đồng, đạt 132,7% dự toán Trung ương giao; 4 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 553 tỷ đồng, đạt 22,4% kế hoạch Trung ương giao; tổng dư nợ tín dụng năm 2022 đạt 28.265 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021. 4 tháng đầu năm 2023, tổng dư nợ tín dụng đạt 27.778 tỷ đồng, giảm 487 tỷ đồng so với 31/12/2022.

Tỉnh Hà Giang chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tập trung vào các cây con có thể mạnh, sản phẩm đặc hữu, đặc trưng của tỉnh như: cam sành niên vụ 2022 - 2023 sản lượng đạt trên 78.000 tấn; cây chè Shan tuyết được sản xuất tập trung tại 6 huyện với diện tích chè hiện có hơn 20.000 ha; sản lượng đạt hơn 85.000 tấn/năm; lúa đặc sản, chất lượng cao gắn với ruộng bậc thang tại 2 huyện phía Tây với tổng diện tích gieo trồng 7.000 ha, sản lượng hơn 40.000 tấn; bò vàng Hà Giang với tổng đàn hơn 92.000 con, sản lượng thịt hơi hơn 3.200 tấn; lợn đen hơn 160.000 con, sản lượng thịt hơi hơn 7.400 tấn; ong bạc hà trên 43.000 tổ, sản lượng đạt khoảng 230.000 lít/năm.

Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. (Ảnh: Trần Hải)
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. (Ảnh: Trần Hải)

Hoạt động sản xuất công nghiệp có mức tăng khá; đã thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển các lĩnh vực công nghiệp của địa phương có thế mạnh như: Công nghiệp thủy điện, công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch… Năm 2022, có 6 dự án thủy điện hoàn thành đi vào hoạt động; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 16,8%, vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.554 tỷ đồng, đóng góp hơn 40% trong tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh. 4 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 2.186 tỷ đồng; đóng góp hơn 22% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung phát triển giao thông đối ngoại như Cao tốc nối Tuyên Quang -Hà Giang đến các cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy; kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, đã có 100% số xã có đường ô tô cứng hóa đến trung tâm xã; 100% số thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm với 1.732 tuyến có tổng chiều dài là 6.196,6 km; tập trung thi công các dự án giao thông trọng điểm, các tuyến đường liên tỉnh, liên vùng như cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177); Dự án đường nội thị thị trấn Vị Xuyên; các dự án đường ra biên giới như đường từ xã Pả Vi ra Mốc 450, Asphal tuyến đường Quốc lộ 4C, hoàn thành nâng cấp đường Quốc lộ 279 đoạn qua huyện Quang Bình; khởi công dự án đường tỉnh 176B kết nối huyện Bắc Mê với các huyện vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; nâng cấp, cải tạo đường Yên Bình - Cốc Pài (ĐT.178), Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.183, đoạn Km17 - Km50+200 và đường Phố Cáo, Đồng Yên đến giáp địa danh Lục Yên, tỉnh Yên Bái…

* Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án nâng cấp, cải tạo Bảo tàng tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cắt băng khánh thành Dự án nâng cấp, cải tạo Bảo tàng tỉnh Hà Giang
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cắt băng khánh thành Dự án nâng cấp, cải tạo Bảo tàng tỉnh Hà Giang

Dự án được thực hiện trên diện tích khoảng 4.100 m2 do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 12/2020 với tổng vốn đầu tư hơn 106,318 tỷ đồng. Dự án nhằm xây dựng, phát triển Bảo tàng Hà Giang trở thành một thiết chế văn hóa có vị thế trong hệ thống bảo tàng cả nước, tiếp cận kịp thời xu hướng, phương thức, trình độ các bảo tàng hiện đại trong cả nước và khu vực trong mọi lĩnh vực hoạt động; là điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông đảo công chúng đến nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm và hưởng thụ văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Hà Giang.

* Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các thành viên trong đoàn đã dâng hương, dâng hoa và dành một phút mặc niệm tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn các Anh hùng Liệt sĩ, những người con yêu dấu của quê hương mọi miền Tổ quốc đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để non sông, đất nước được hòa bình, ấm no và hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.