Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: 18 làng văn hóa du lịch cộng đồng được quảng bá trên Website APEC

T.Hợp - 09:10, 19/05/2023

Vừa qua, Hà Giang có 18 làng văn hóa du lịch cộng đồng được Ban Thư ký APEC chọn quảng bá giới thiệu du lịch trên Website APEC. Đây là Website đầu tiên trong khu vực APEC hướng đến quảng bá du lịch cộng đồng.

Vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống tại Làng Văn hóa du lịch Nặm Đăm luôn cuốn hút du khách. Ảnh minh họa
Vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống tại Làng Văn hóa du lịch Nặm Đăm luôn cuốn hút du khách. Ảnh minh họa

APEC là Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được thành lập năm 1989 với các thành viên sáng lập và kết nạp thêm gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nga, Peru.

Website của khối APEC với địa chỉ http://communitytourism.apec.org rất chú trọng tới công tác quảng bá du lịch, trong đó lựa chọn các điểm đến tiêu biểu du lịch cộng đồng các thành viên.  

Trong danh sách quảng bá các làng du lịch cộng đồng gồm có 34 bản, làng du lịch của 21 nước APEC, Hà Giang có 18 làng văn hóa du lịch được lựa chọn để quảng bá gồm: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm; Lô Lô Chải; Du Già; Thiên Hương; Lũng Cẩm; Ma Lé; Pả Vi Hạ; Thôn Chì; Nậm Hồng; Làng dệt Lùng Tám; thôn Nà Thác; thôn Hạ Thành; thôn Khuổi My; thôn Lùng Vài; xã Vần Chải; xã Xà Phìn; Bản Luốc; huyện Hoàng Su Phì. Các làng văn hóa du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số các điểm du lịch của Việt Nam được giới thiệu trên website APEC.

Hiện nay, du lịch là ngành kinh tế mà các doanh nghiệp du lịch siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm đa số, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Trong khi nhiều vùng nông thôn có tài nguyên thiên nhiên trù phú và giàu bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại đây gặp khó khăn về tiếp cận với đối tác, thu hút khách đến tham quan và quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới các đối tác và du khách.

Với lợi thế về đa dạng văn hóa, hấp dẫn tài nguyên du lịch, tin rằng ngành du lịch Hà Giang sẽ phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, trở thành điểm đến đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.