Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công

PV - 16:20, 17/08/2018

Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ sáng 16/8, trong phần thảo luận dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần làm rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm tra, thẩm định, quyết định, tránh chồng chéo với tinh thần “không để một việc mà phải báo cáo cả 2 bộ hoặc nhiều bộ”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Đầu tư công là luật đầu tiên kể từ trước đến nay quy định những vấn đề liên quan đến quản lý các hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Sau hơn 3 năm thực hiện, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Đó là khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; một số quy định trong Luật còn cứng nhắc hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch... Việc hình thành nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương khó nắm vững và thực hiện thống nhất các quy định của Luật.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần “không để vướng mắc nhiều hơn, tập trung vào quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư, phân cấp giao quyền mạnh mẽ”.

Về phạm vi áp dụng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu bổ sung các quy định đối với các dự án đầu tư công được thực hiện ở nước ngoài.

Về khái niệm các nguồn vốn đầu tư công thì cần quy định rõ hơn, bảo đảm đồng bộ với Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và có quy định phân cấp quản lý phù hợp với tính chất từng nguồn vốn, đồng bộ với nhiệm vụ chi.

Về tiêu chí phân loại dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần báo cáo rõ căn cứ, lý lẽ về sửa đổi tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, đồng thời báo cáo, giải trình về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu chí đối với dự án nhóm A, B, C phù hợp với điều chỉnh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.

Về dự án có cấu phần xây dựng, cần rà soát lại, bảo đảm đồng bộ giữa Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quản lý Nhà nước về vốn; làm rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm tra, thẩm định, quyết định, tránh chồng chéo với tinh thần là không để một việc mà phải báo cáo cả 2 bộ hoặc nhiều bộ.

Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật, đồng thời nhấn mạnh tinh thần không để có quá nhiều quy hoạch trên cùng một địa bàn, lĩnh vực; tạo thuận lợi, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật, đồng thời nhấn mạnh tinh thần không để có quá nhiều quy hoạch trên cùng một địa bàn, lĩnh vực; tạo thuận lợi, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về vấn đề thẩm quyền của Thường trực HĐND, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, minh bạch và chịu trách nhiệm, không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương, cho cơ sở.

Thủ tướng cũng nêu rõ nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công phải sát với khả năng ngân sách, để tránh dàn trải, mất cân đối về đầu tư.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành Luật này để đồng bộ với Luật Quy hoạch là cần thiết, tránh tạo ra các khoảng trống pháp lý, các xung đột cũng như các vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch ngành và góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh.

Dự thảo Luật bao gồm 31 điều, trong đó có 30 điều quy định việc sửa đổi các luật và 1 điều về quy định hiệu lực thi hành luật.

Dự án Luật đã rà soát các quy định pháp luật hiện hành có nội dung quy định về quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ, đồng thời đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung để loại bỏ các quy hoạch sản phẩm này nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch. Các quy hoạch này được phản ánh là đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật; nhấn mạnh tinh thần không để có quá nhiều quy hoạch trên cùng một địa bàn, lĩnh vực; tạo thuận lợi, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.