Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thu hút du lịch từ bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS

Hồng Diễm - 21:49, 16/11/2022

Ngày 16/11, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra hoạt động Liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến là một trong những khu vực thu hút du khách trong và ngoài nước thời gian qua, với lợi thế là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, cảnh sắc trù phú, kết cấu hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi. Với khoảng 1,3 triệu đồng bào DTTS sinh sống, khu vực ĐBSCL có tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú, lễ hội và những nét văn hóa đặc trưng, những hoạt động sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc nổi tiếng, như: Đàn ca tài tử, cải lương, đua ghe Ngo, múa Lâm thôn, nghệ thuật Rô Băm… Tất cả đã tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư doanh nghiệp du lịch tìm đến. Đồng thời, đây cũng là thị trường tiềm năng của các tỉnh thành khu vực miền Trung và miền Bắc muốn hướng đến.

Tiết mục Trò Xuân Phả di sản văn hóa phi vật thể một nét văn hóa đặc sắc của Thanh Hóa
Tiết mục Trò Xuân Phả một nét văn hóa đặc sắc của Thanh Hóa

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, khi vừa có biển có núi, hệ thống giao thông đồng bộ thuận lợi với đầy đủ các loại hình từ đường bộ, đường sắt, cửa khẩu quốc tế, cảng biển nước sâu, cảng hành không. Bên cạnh đó, Thanh Hóa hội tụ không gian văn hóa của 7 dân tộc anh em, với trên 700.000 đồng bào DTTS vẫn còn nguyên vẹn những giá trị văn hóa đặc sắc. Tất cả đã trở thành “hương sắc”, “chất liệu” quý giá để tỉnh Thanh Hóa có thể phát triển du lịch bốn mùa, với các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển…

Đua ghe Ngo là nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL
Đua ghe Ngo là nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL

“Hội nghị ngày hôm nay, tỉnh Thanh Hóa mong muốn TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp du lịch của địa phương và của tỉnh Thanh Hóa hợp tác, khai thác các Tour du lịch, đưa ngày càng nhiều hơn khách du lịch từ ĐBSCL đến với Thanh Hóa và ngược lại. Người dân Thanh Hóa cũng sẽ ưu tiên lựa chọn các điểm đến du lịch của ĐBSCL”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mong muốn.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã giới thiệu đến các đại biểu nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa hấp dẫn, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội thu hút du khách góp phần phục hồi ngành công nghiệp không khói.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.