Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thu hồi đất nông lâm trường giao cho hộ DTTS tại Khánh Hòa: Chưa phải là giải pháp căn cơ để xóa nghèo

Tiếng Dân - 15:47, 18/03/2021

Nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thu hồi đất của các nông, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo. Điều này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục...

Thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng ở Khánh Hòa trong thời gian qua
Thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng ở Khánh Hòa trong thời gian qua

Nhiều hộ được cấp đất sản xuất

Theo tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, đến nay, tổng diện tích đất bóc tách để giao cho các hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất, tại các địa phương: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hòa gần 9.625ha. Trong đó, khoảng 2.597ha đã giao và công nhận quyền sử dụng đất; hơn 6.825ha chưa giao, do UBND cấp huyện quản lý; hơn 203ha đã bóc tách nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.

Tại huyện Khánh Vĩnh, giai đoạn 2013 - 2020, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo đã được nhận đất sản xuất, với tổng diện tích hơn 1.540ha. Nhờ được cấp đất, nhiều gia đình người DTTS đã đầu tư trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử như, ông Hà Ni ở thôn Chà Liên, xã Liên Sang (huyện Khánh Vĩnh), trước đây, gia đình ông là hộ nghèo vì thiếu đất sản xuất. Nhờ được Nhà nước cấp 0,7ha đất sản xuất, gia đình ông đã có kế sinh nhai. 

Ông Hà Ni cho biết: "Gia đình tôi và 72 hộ nghèo khác trong thôn được Nhà nước giao đất từ tháng 9/2018. Ngay khi nhận được đất, gia đình tôi đã phát dọn, trồng lúa, trồng mì nên đời sống đã ổn định hơn trước rất nhiều".

Còn tại huyện miền núi Khánh Sơn, những năm qua cũng đã có 423 hộ DTTS nghèo được giao đất sản xuất, với tổng diện tích hơn 1.032ha; diện tích đất đã bóc tách chưa giao trên địa bàn còn hơn 1.447ha.

Ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho hay: Chính sách bóc tách đất của rừng của các lâm trường, công ty lâm nghiệp để giao cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, đã giúp họ có đất canh tác, ổn định cuộc sống; hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng để sản xuất.

“Các hộ được cấp đất còn được tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, nhờ đó đã canh tác hiệu quả, từng bước ổn định đời sống nên trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện chính sách này”, ông Thy chia sẻ thêm

Những bất cập cần khắc phục

Có thể thấy, việc bóc tách đất rừng giao cho hộ đồng bào DTTS nghèo là một chủ trương đúng đắn, đã giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất, góp phần hạn chế tình trạng du canh, du cư, đốt rừng làm rẫy của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập cần phải giải quyết.

Cụ thể, một số diện tích đất bóc tách, nhưng không giao được do nằm ở những khu vực đồi núi cao; diện tích đã có những hộ khác lấn chiếm, xâm canh, sử dụng ổn định trước khi bóc tách. Trong khi đó, việc thực hiện các thủ tục về thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời, gây khó khăn trong việc bàn giao đất cho người dân để canh tác, sản xuất…

Theo ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, về mặt pháp lý, quỹ đất sau khi bóc tách, thu hồi từ các đơn vị chủ rừng nhà nước là đất sạch, chưa sử dụng. Nhưng trên thực tế, hầu hết diện tích đã có các hộ khác xâm canh, làm nương rẫy trước khi được đo đạc bóc tách, thu hồi. 

Vì vậy, khi thực hiện thu hồi đất của những hộ xâm canh để giao cho các hộ khác, rất khó khăn do không có kinh phí bồi thường, hỗ trợ về hoa màu, cây trồng trên đất. Địa phương kiến nghị tỉnh xem xét, tháo gỡ vấn đề này.

Chưa kể, tại địa bàn thị xã Ninh Hòa, đã có hơn 924ha đất từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa, được bóc tách để giao cho các hộ đủ điều kiện. Tuy nhiên, trên địa bàn  xã Ninh Tây có nhu cầu, thì không có đất sạch để giao cho hộ thiếu đất; trong khi xã Ninh Sơn có hơn 650ha đất sạch, thì người dân lại không có nhu cầu. Chính quyền không thể giao cho hộ có nhu cầu ở xã Ninh Tây sang sản xuất tại xã Ninh Sơn được vì quá xa. 

Trong khi đó, đại diện một số chủ rừng nhà nước cho rằng, hiện nay, quỹ đất của các nông, lâm trường, công ty lâm nghiệp… trên địa bàn tỉnh không còn nhiều. Nếu tiếp tục bóc tách đất sẽ rất khó khăn. Trên thực tế, có một số hộ nhận đất, nhưng hạn chế về trình độ sản xuất nên canh tác không hiệu quả; có hộ vì điều kiện khó khăn nên đã bán đất cho người khác.

Nhu cầu đất sản xuất của người dân là có thực. Nhưng, cứ loay hoay tìm quỹ đất để giao cho dân, về lâu dài sẽ không khả thi, bởi diện tích đất rừng không thể đáp ứng mãi được nhu cầu đó. Theo ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, về lâu dài, chính quyền các địa phương cần quan tâm đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm... mới là những giải pháp có tính bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.