Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thôn nghĩa tình Sơn Hải

Nguyễn Đình Phục - 12:07, 19/10/2024

Năm 2020, tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị liên tục xảy ra những vụ sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và đe dọa tính mạng của người dân địa phương. Là người con của quê hương Quảng Trị, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải đã quyết định xây dựng một khu tái định cư cho 56 hộ dân vùng sạt lở.

Các đại biểu cắt băng khánh thành “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”

Từ ý tưởng về việc xây dựng một nơi ở an toàn cho người dân vùng sạt lở của ông Nguyễn Viết Hải, qua nhiều lần khảo sát cùng với chính quyền địa phương, năm 2022, dự án “Thôn nghĩa tình Sơn Hải” được Tập đoàn Sơn Hải triển khai xây dựng trên diện tích 14,48ha, với tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng. Theo đó, đã có 56 hộ, 271 nhân khẩu đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều ở thôn Cuôi, bản Cooclong, Cha Lỳ thuộc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá đến nơi ở mới, an toàn trước mùa mưa bão năm 2024.

Sau khi thiết kế mẫu và lấy ý kiến của bà con dân bản, Tập đoàn Sơn Hải xây dựng 56 ngôi nhà ở theo kiến trúc nhà sàn phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào Bru Vân Kiều. Mỗi ngôi nhà rộng 54m². Khung cột sàn móng được làm bằng bê tông cốt thép kiên cố. Tường nhà xây bằng gạch, mái lợp tôn chống nóng. Nền nhà lát gạch men, cửa gỗ, có đầy đủ các hạng mục nhà vệ sinh và bếp.

Nhà ở xây dựng theo kiến trúc nhà sàn phù hợp với phong tục tập quán của người Bru Vân Kiều.
Nhà ở xây dựng theo kiến trúc nhà sàn phù hợp với phong tục tập quán của người Bru Vân Kiều

Là một trong 56 hộ đến nơi ở mới, ông Hồ Văn Ký ở bản Cooclong chia sẻ: Trước đây nơi ở cũ, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, nước sông, suối dâng cao, lại thêm nguy cơ sạt lở đất nên gia đình rất lo sợ. Nay đến nơi ở mới được tặng nhà xây dựng kiên cố, an toàn, gia đình mình rất yên tâm.

Cùng với xây dựng nhà ở cho đồng bào, Tập đoàn Sơn Hải đã xây dựng hệ thống điện chiếu sáng, mạng Internet đầy đủ; hệ thống giếng khoan bơm điện, bể trữ nước và hệ thống đường ống ngầm cấp nước được đưa đến từng hộ gia đình; hệ thống đường điện từ đường dây hạ thế đến từng căn nhà. 

Cùng với đó, đường giao thông chính trong thôn dài 691m, rộng 5m, mặt đường rải đá dăm cũng được hoàn thiện; 1 điểm trường tiểu học và 1 điểm trường mầm non, 1 phòng ở giáo viên và nhà vệ sinh khép kín; 1 nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng ở trung tâm, thuận tiện cho sinh hoạt của bà con.

Một góc “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”.
Một góc “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”

Trưởng thôn Cuôi, xã Hướng Lập, ông Hồ Văn Lai cho biết: Trước đây, mỗi mùa mưa bão, bà con gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm do sạt lở, nước sông, suối dâng cao, đi lại khó khăn, không sóng điện thoại để liên lạc… Nay nhờ Tập đoàn Sơn Hải hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang, có đầy đủ hạ tầng, bà con rất phấn khởi, yên tâm sinh hoạt và sản xuất để vươn lên phát triển kinh tế.

Chủ tịch UBND xã Hướng Lập Hồ Thị Ven cho biết, với nghĩa tình của Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải, 56 hộ, với 271 nhân khẩu đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều ở thôn Cuôi, bản Cooclong đến nơi ở mới an toàn, với cơ sở hạ tầng khang trang và được hỗ trợ về sinh kế. Điều này góp phần giúp bà con ổn định cuộc sống, chung tay xây dựng “Thôn nghĩa tình Sơn Hải” sớm đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đại diện Tập đoàn Sơn Hải và UBND xã Hướng Lập ký bàn giao “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”.
Đại diện Tập đoàn Sơn Hải và UBND xã Hướng Lập ký bàn giao “Thôn nghĩa tình Sơn Hải”

Không chỉ đầu tư hoàn thiện nhà ở, hệ thống điện, đường, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, để ổn định cuộc sống cho người dân đến nơi ở mới, Tập đoàn Sơn Hải đầu tư xây dựng hai khu vực ruộng lúa bậc thang có diện tích 7,59ha để người dân đến nơi ở mới sản xuất được lúa nước. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình được tặng 1 con bò giống, 1 ti vi 43inch; được hỗ trợ gạo mỗi tháng 7kg/người dưới 15 tuổi và 15kg/người trên 15 tuổi trong 3 năm.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.