Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thời trang hiện đại mang chất liệu thổ cẩm Tây Nguyên

Tấn Vịnh - 18:52, 24/12/2021

Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có thổ cẩm và trang phục truyền thống. Thổ cẩm chính là di sản quý giá, là tinh hoa của từng tộc người. Màu sắc, kiểu dáng, các loại hoa văn và hệ biểu tượng của hoa văn là chất liệu làm nên dấu ấn của thời trang thổ cẩm của các dân tộc Tây Nguyên.

Thời trang thổ cẩm dựa trên chất liệu trang phục Ê Đê
Thời trang thổ cẩm dựa trên chất liệu trang phục dân tộc Ê Đê

Nhiều kiểu thời trang thổ cẩm được sáng tạo, thiết kế như: váy dạ hội, áo vét, áo ghi lê, áo choàng, áo dài... Các sản phẩm này được giới trẻ đón nhận, ưa thích, dùng để biểu diễn văn nghệ, tham gia các lễ hội, cuộc thi thời trang...

Đặc biệt, các trường dân tộc nội trú, trường phổ thông các cấp vùng dân tộc miền núi thường khuyến khích học sinh mặc trang phục thổ cẩm vào những ngày quy định trong tuần và các sự kiện quan trọng. Nhà trường mua vải thổ cẩm và đặt may đồng phục theo trang phục của từng dân tộc nhưng có cải biên, cách điệu để phù hợp với từng lứa tuổi và phù hợp với môi trường học đường.

Các nữ sinh phổ thông, nữ sinh viên các trường đại học hay các thanh nữ ở các buôn làng cũng có xu hướng tân thời, ưa thích các mốt thời trang thổ cẩm. Trên ngực và vai áo được đắp nối, thêm thắt những miếng vải tạo đường nhấn. Ngoài những sợi bông vải, trên chiếc áo, chiếc váy còn điểm xuyết thêm những sợi len ngũ sắc, đường kim tuyến làm cho bộ trang phục nổi bật, bắt mắt hơn, phù hợp với sự năng động của các cô gái trẻ.

Các nhà thiết kế thời trang trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm đến chất liệu thổ cẩm dân tộc. Nhiều bộ sưu tập thời trang thổ cẩm váy dạ hội, áo dài thổ cẩm được người mẫu chuyên nghiệp trình diễn trong các cuộc thi thời trang, thi người đẹp, festival văn hóa thổ cẩm. Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh được coi là người tiên phong đưa thổ cẩm các dân tộc thiểu số lên nhiều sàn diễn thời trang trong nước và quốc tế. Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Diego Chula chuyên tâm với thổ cẩm dân tộc. Ông đã làm nên bộ sưu tập thời trang mang tên “We love Thổ cẩm” đậm chất Tây Nguyên, thu hút sự quan tâm tại Festival Thổ cẩm Đăk Nông năm 2020 (ông vừa qua đời tại Hà Nội hồi tháng 10/2021).

Thổ cẩmvà trang phục truyền thống tạo thành bản sắc riêng biệt của của các dân tộc ở Tây Nguyên. Dựa trên chất liệu truyền thống, các nhà thiết kế đã sáng tạo ra những mốt thời trang mới, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Sản phẩm thổ cẩm không chỉ làm đẹp cho nữ giới mà còn góp phần làm giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

Thời trang thổ cẩm dựa trên chất liệu trang phục dân tộc Gia Rai
Thời trang thổ cẩm dựa trên chất liệu trang phục dân tộc Gia Rai
Cô gái dân tộc Xtiêng với trang phục thổ cẩm
Cô gái dân tộc Xtiêng với trang phục thổ cẩm
Siêu mẫu H’Ăng Niê trình diễn thời trang thổ cẩm Ê Đê
Siêu mẫu H’Ăng Niê trình diễn thời trang thổ cẩm Ê Đê
Trình diễn thời trang thổ cẩm tại Fashion show “Hương rừng sắc núi” (Trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II năm 2020 tại tỉnh Đắk Nông).
Trình diễn thời trang thổ cẩm tại Fashion show “Hương rừng sắc núi” (Trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II năm 2020 tại tỉnh Đắk Nông).
Sắc màu thổ cẩm vùng nam Tây Nguyên được các nhà thiết kế đưa vào trang phục hiện đại
Sắc màu thổ cẩm vùng Nam Tây Nguyên được các nhà thiết kế đưa vào trang phục hiện đại
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.