Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thoát nghèo từ phát triển mô hình kinh tế VACR

Tráng Xuân Cường - 18:18, 03/08/2021

Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Làng Chảng, xã vùng cao Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây là hộ nghèo. Nay gia đình chị đã vươn lên thành hộ khá giả trong thôn. Có được thành quả này, là nhờ sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó và nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) phù hợp với đồng đất Cốc Lầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chị Thủy gieo ươm bầu quế phục vụ gia đình và bà con trong xã
Chị Thủy gieo ươm bầu quế phục vụ gia đình và bà con trong xã

Những ngày này trở lại xã Cốc Lầu tìm hiểu đời sống Nhân dân, chúng tôi được cán bộ xã đưa tới thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, 34 tuổi, ở thôn Làng Chảng - điển hình thoát nghèo vươn lên làm giàu từ phát triển mô hình kinh tế VAC-R của địa phương. Trong câu chuyện cởi mở, chị Thủy kể về quá trình vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình.

Sau khi lập gia đình, năm 2008, vợ chồng chị Thủy ra ở riêng với hai bàn tay trắng, khó khăn chồng chất khó khăn. Lúc đầu không có vốn, anh chị chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, trồng cấy trên mấy sào đất khoán của bố mẹ nên chỉ đủ ăn, chưa có tích lũy, cuộc sống rất khó khăn. “Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã, gia đình đã được tạo điều kiện vay 30 triệu đồng vốn Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư phát triển mô hình kinh tế VAC-R, trong đó tập trung chăn nuôi trâu, gia cầm, nuôi cá nước ngọt và trồng rừng kinh tế, chủ yếu là cây quế và mỡ”, chị Thủy chia sẻ.

Gia đình chị Thủy đã nhận khoanh nuôi bảo vệ 5 ha rừng, trồng rừng kinh tế, chủ yếu là cây quế, mỡ đồng thời tích cực khai hoang, khẩn hóa đất đai để canh tác phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp VAC-R. Anh chị tập trung phát triển trồng quế, sắn, lúa, ngô giống mới, đặc biệt tập trung đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, phát triển chăn nuôi lợn, gà bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

"Từ nghèo khó vươn lên bằng sự lao động cần cù, chăm chỉ và biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh kinh tế địa phương, phát triển mô hình kinh tế VAC-R của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy được Nhân dân trong thôn học tập, làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói, giảm nghèo, chung sức xây dựng Nông thôn mới  ở vùng cao Cốc Lầu”. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Làng Chảng, xã Cốc Lầu Lục Văn Khởi khẳng định.

Trên diện tích 2 ha đất canh tác trồng ngô, lúa 2 vụ/năm, gia đình chị Thủy đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa giống lúa cao sản, ngô hàng hóa vào gieo trồng nên đem lại năng xuất cao. Từ năm 2014 đến nay, trung bình mỗi năm gia đình chị thu trên 7 tấn ngô hạt, trên dưới 10 tấn sắn khô.

Có lương thực dư thừa và vốn tích lũy từ bán ngô, sắn, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại tập trung chăn nuôi lợn thịt và gia cầm, đào ao thả cá. Hiện trong chuồng nhà chị có trên 200 con gà, 12 con lợn. Trung bình mỗi năm gia đình xuất chuồng 3 lứa với trên 1 tấn lợn thịt, 5 - 7 tạ gà. Tổng thu nhập của gia đình chị Thủy từ bán ngô hạt, sắn khô, lợn, gà, cá đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Với phương trâm lấy ngắn nuôi dài, có đất, có vốn tích lũy từ năm 2010, gia đình chị đầu tư trồng quế, đến nay, gia đình đã có đồi quế với diện tích trên 3 ha, từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm thu hoạch tỉa bán thu 30 - 40 triệu đồng. Bên cạnh đó hiện nay, gia đình chị Thủy còn tự bỏ công, vốn đầu tư gieo ươm bầu quế phục vụ gia đình và bà con trong xã trồng rừng kinh tế, phát triển cây quế, cây chủ lực xóa nghèo, làm giàu tại địa phương.

Từ phát triển mô hình kinh tế VAC-R hiệu quả, gia đình chị Thủy đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn, được chính quyền và Nhân dân trong thôn ghi nhận và đánh giá cao.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.