Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thị trường BĐS: Những tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư

PV - 08:15, 30/06/2021

Thị trường bất động sản (BĐS) hiện vẫn được giới chuyên gia đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, tạo nên những xung lực để có thể dẫn dắt thị trường trong những tháng cuối năm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

Tại Việt Nam, kể từ tháng 3/2020, "cơn sốt đất nền" đã liên tục xuất hiện sau 3 đợt bùng phát dịch COVID-19. Giá nhà đất theo đó cũng thiết lập mặt bằng mới. Các phân khúc từ BĐS nội đô, ven đô cho đến BĐS tại các thành phố du lịch đều chứng kiến sự tăng giá từ 20-50%.

Theo Báo cáo đánh giá triển vọng ngành BĐS nhà ở vừa được phát hành của VNDirect, giá đất trên thị trường thứ cấp tăng mạnh, đặc biệt là đất đô thị tại các quận, huyện ven đô của thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - 2 thị trường BĐS lớn nhất của cả nước.

Cụ thể, tại Hà Nội, diễn biến và ghi nhận thực tế trên thị trường cho thấy giá đất tại huyện Đông Anh tăng đột biến tới 75,5% so với cùng kỳ năm trước, con số này tại huyện Thanh Trì tăng khoảng 25,6%. Tại TP Hồ Chí Minh, giá nhà đất tại huyện Củ Chi ghi nhận mức tăng 27,7% và huyện Hóc Môn 21,1%...

Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, giá đất tại các khu vực này tăng là do tác động từ những thông tin như công bố dự thảo quy hoạch sông Hồng tại Hà Nội hay thông tin đề xuất đưa một số huyện của TP Hồ Chí Minh lên quận.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, khi dịch COVID-19 bùng phát, không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, BĐS vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng. Khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn. Trong khi chứng khoán, vàng lên xuống bấp bênh, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh thì BĐS được xem là kênh giữ tiền hiệu quả.

Dù đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát trong cộng đồng và diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong khoanh vùng, dập dịch cùng với chiến dịch tiêm chủng vaccine, nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trên đà phục hồi chung, thị trường BĐS cũng phát đi những tín hiệu tích cực, đặc biệt là dòng vốn đang đổ vào lĩnh vực này.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, hiện nay có 4 kênh tín dụng chủ yếu vào lĩnh vực BĐS là kênh của các tổ chức tín dụng, dòng vốn tư nhân, nguồn vốn FDI và nguồn vốn từ thị trường chứng khoán.

Dẫn số liệu mà Ngân hàng Nhà nước mới công bố, TS. Cấn văn Lực cho biết, hiện nay tổng dư nợ tín dụng cho vay BĐS bao gồm cho vay xây nhà, mua nhà và kinh doanh bất động sản vào khoảng 1,85 triệu tỷ, tương đương với khoảng 20% tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế.

"Đáng chú ý, phải đến 2/3 trong số này là cho vay mua nhà, đổi nhà và 1/3 cho vay đầu tư và kinh doanh BĐS", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Về dòng vốn tư nhân, theo chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, trong 5 tháng đầu năm, có 3500 DN mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS được thành lập, tăng 57% về số DN và tăng 20% về số vốn đăng ký tạo ra 23.000 công ăn việc làm, cộng với gần 720 DN BĐS quay trở lại hoạt động, tăng khoảng 19%.

Tuy nhiên, cũng có khoảng 935 DN BĐS tạm dừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.

Nguồn vốn thứ 3 là nguồn vốn FDI. Tính đến hết tháng 5, tổng vốn đăng ký mới vào lĩnh vực BĐS là khoảng 740 triệu USD, chiếm 10,6% tổng vốn đăng ký và đứng thứ 3 về các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.

Đối với nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, TS. Cấn Văn Lực cho biết, đây chủ yếu là nguồn vốn phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS.

"Trong 5 tháng đầu năm, các DN BĐS phát hành khoảng 57.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 44% tổng số phát hành trái phiếu toàn thị trường", vị chuyên gia này cho biết.

Những dự báo lạc quan

Theo các chuyên gia trên lĩnh vực BĐS, tình trạng khan hiếm nguồn cung dự án thấp tầng vẫn xảy ra tại 2 thị trường BĐS lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tình trạng này khan hiếm này sẽ giảm trong năm 2022 khi có nhiều dự án được ra hàng.

Diễn biến thực tế và ghi nhận trên thị trường cho thấy, tại Hà Nội, hầu như không có dự án thấp tầng được mở bán trong 5 tháng đầu năm 2021. Nguồn cung trên thị trường đến từ một số dự án hiếm hoi ra mắt từ cuối năm 2020, tuy nhiên, lượng hàng này cũng đang dần khan hiếm trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, BĐS vẫn là kênh đầu tư bền vững nhất, khả năng giá BĐS sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tăng do sự khan hiếm về nguồn cung và áp lực từ giá nguyên vật liệu đầu vào.

"Dự báo, nguồn cung tiếp tục khan hiếm trong khi nguồn tiền rẻ ồ ạt đổ vào sẽ khiến không chỉ BĐS thấp tầng ven đô mà ngay ở các thị trường tỉnh lẻ cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng vào những tháng cuối năm", Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam phân tích.

Dự báo về tình hình thị trường BĐS trong những tháng còn lại của năm 2021, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các phân khúc BĐS công nghiệp, BĐS nhà ở, BĐS đất nền và BĐS logistics, kho bãi vẫn là những kênh đầu tư tốt. Trong khi đó, BĐS du lịch, BĐS bán lẻ và BĐS văn phòng cho thuê vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.