Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 57 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:06, 20/11/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 20/11 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 57.141.190 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 1.363.658 ca tử vong và 39.660.000 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 567.726 ca mắc mới và 9.550 ca tử vong vì đại dịch.

 Số ca mắc tại Nga đã vượt mốc 2 triệu người, trong khi số ca nhiễm và tử vong theo ngày tăng ở mức cao mới. (Ảnh: Moskva News Agency)
Số ca mắc tại Nga đã vượt mốc 2 triệu người, trong khi số ca nhiễm và tử vong theo ngày tăng ở mức cao mới. (Ảnh: Moskva News Agency)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 12.018.783 ca nhiễm COVID-19, trong đó 257.735 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (142.108 ca); Ấn Độ (40.906 ca); Italy (36.176 ca); Brazil (34.364 ca); Ba Lan (23.975 ca) và Nga (23.610 ca). Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.466 ca); Italy (653 ca); Brazil (564 ca); Ấn Độ (515 ca); Mexico (502 ca); Pháp (429 ca)…

Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 14.953.714 người, với 342.072 ca tử vong. Ngày 19/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 257.676 ca nhiễm mới và 4.727 ca tử vong vì COVID-19.

Số ca mắc tại Nga đã vượt quá 2 triệu người, khi số ca nhiễm và tử vong theo ngày tăng ở mức cao mới. Theo số liệu của Trung tâm Ứng phó Khủng hoảng Dịch COVID-19 của Nga, nước này ghi nhận thêm 23.610 ca nhiễm mới và 463 ca tử vong. Hiện Nga trở thành nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Pháp. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Giới chức Pháp thông báo ghi nhận thêm 21.150 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua. Hiện Pháp ghi nhận đã có 2.086.288 ca mắc COVID-19 và 47.127 ca tử vong vì dịch bệnh.

Châu Á đã có tổng cộng 15.462.155 ca nhiễm và 272.786 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 101.500 ca mắc mới và 1.651 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 13.880.610 ca được điều trị khỏi; 1.308.759 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 25.234 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 19/11, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 40.906 ca mắc mới và 515 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 8.999.049 và 132.133 ca.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 19/11, giới chức nước này ghi nhận thêm 476 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 43.417 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 815.117 ca sau khi ghi nhận thêm 13.223 ca mắc mới trong ngày.

Trong một diễn biến đáng chú ý, tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã quyết định nâng cảnh báo về dịch bệnh COVID-19 lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới trong ngày ở thành phố này ngày 19/11 lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Nhật Bản vào giữa tháng 1/2020. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết nước này đang trong trạng thái “cảnh giác cao nhất” trước đại dịch COVID-19. Ông Suga kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang tại các nhà hàng và chỉ bỏ khẩu trang ra trong một thời gian ngắn để ăn uống nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 7.441 ca mắc mới COVID-19 và 142 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 25.690 trường hợp, trong đó 1.085.788 ca mắc COVID-19. Hiện Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Ngày 19/11, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 4.798 ca mắc mới COVID-19. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng ghi nhận thêm 97 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 483.518 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 15.600 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Indonesia, dịch bệnh hiện đã xuất hiện ở toàn bộ 34 tỉnh trên cả nước.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo quốc gia này ghi nhận thêm 1.337 ca mắc COVID-19 và 41 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng tổng số ca mắc và ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 413.430 và 7.988 ca. Đứng thứ 3 ASEAN về số ca mắc mới trong ngày 19/11 là Malaysia. Bộ Y tế Malaysia thông báo ghi nhận 1.290 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 51.680 ca. Số ca tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này tăng thêm 4 ca, lên 326 ca.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 150.933 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 14.092.930 ca, tổng số người tử vong là 384.697 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 8.777.469 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.015.071 ca nhiễm và 99.528 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 314.009 ca nhiễm và 11.256 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 10.551.491 ca nhiễm; 314.342 ca tử vong và 9.528.740 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 5.981.767 ca nhiễm, trong đó 168.061 ca tử vong. Argentina xếp sau Brazil tại khu vực với 1.349.434 ca nhiễm và 36.532 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 1.218.003 ca nhiễm và 34.563 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 8 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 27.785 ca. Tính đến sáng 20/11, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2. Hiện, Australia ghi nhận đã có 907 trường hợp tử vong vì COVID-19.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 12.587 ca, trong đó 62 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận thêm ca dương tính mới COVID-19 nào. New Zealand đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 2.010 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 25 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới với COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 2.037.104 ca mắc COVID-19, trong đó 48.743 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 759.658 trường hợp, trong đó 20.671 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 2.514 ca mắc mới COVID-19 và 115 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 311.554 ca nhiễm COVID-19 và 5.090 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 110.613 ca nhiễm và 6.495 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.