Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thêm hơn 10.000 người tử vong vì COVID-19 trên thế giới

PV - 16:21, 18/11/2020

Đến sáng 18/11, thế giới có tổng số 55.932.688 ca nhiễm và 1.342.928 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 544.642 và 10.486 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.

 Số người mắc COVID-19 tại Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Số người mắc COVID-19 tại Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 18/11, đã có 40.292.363 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 15.640.325 ca bệnh đang điều trị, có 15.539.604 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 100.721 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã hoành hành tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm tới 155.552 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (38.532 ca) và Brazil (35.018 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.602 ca, sau đó là Italy (731 ca) và Brazil (676 ca).

Với 15.255.231 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 18/11, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 269.309 ca đã tử vong do COVID-19 và 13.700.791 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Iran và Iraq với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 8.912.704; 788.473 và 524.503 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 131.031; 42.461 và 11.752 ca.

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng rất nhanh, khiến châu Âu trở thành khu vực có nhiều ca nhiễm hai thế giới, hiện ở mức 14.428.530 ca, trong đó có 332.104 ca tử vong và 5.441.941 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 215.792 ca nhiễm và 5.200 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Tây Ban Nha tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 2.036.755; 1.971.013 và 1.535.058 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 52.745 ca, sau khi có thêm 598 ca trong 24 giờ qua.

Bắc Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 166.530 ca nhiễm COVID-19 và 2.048 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 13.748.393và 380.210 ca. Với 11.694.002 ca nhiễm và 254.244 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.009.396 và 306.468 ca nhiễm, cùng 98.861 và 11.086 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 55.677 ca nhiễm và 1.312 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 10.445.794 ca và 312.176 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 35.018 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 5.911,758 vào thời điểm hiện tại. Cùng với đó, với 676 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Argentina và Colombia với lần lượt 379 và 158 ca tử vong mới.

Tính đến sáng 18/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 2.011.202 ca, trong đó có 48.112 ca tử vong và 1.691.074 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 754.256 ca nhiễm và 20.432 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.987 ca nhiễm mới và 118 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 301.604 và 111.284 ca nhiễm bệnh cùng 4.932 và 6.481 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 42.817 ca nhiễm (tăng 259 ca) và 1.002 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 10 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 27.760 ca, trong đó 907 ca tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ vô cùng quan ngại về tốc độ gia tăng số ca mắc mới trong những ngày qua tại nhiều nước, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Ngay tại thời điểm này, chúng tôi cực kỳ lo ngại về sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại một số nước. Đặc biệt tại Mỹ và châu Âu, nơi các nhân viên và hệ thống y tế đều đang bị dồn vào tình trạng quá tải nghiêm trọng".

Theo số liệu thống kê của WHO, Mỹ và các nước châu Âu chiếm tới hơn 70% số ca mắc COVID-19 và hơn 77% số ca tử vong trên toàn thế giới. Nhiều nước vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày phá kỷ lục./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.