Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 5,3 triệu ca tử vong vì COVID-19

PV - 10:05, 10/12/2021

Tính đến sáng ngày 10/12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 268.676.719 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.301.556 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 575.510 ca nhiễm mới và 6.545 ca tử vong mới vì đại dịch này.

Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)
Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 77.052.354 ca mắc COVID-19, trong đó 1.450.454 ca tử vong. Hết ngày 9/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 341.781 ca nhiễm mới và 3.654 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 56.854 ca, trong đó 136 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang xếp thứ 3 châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 8.105.785 ca nhiễm và 120.168 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.181 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.925.806 ca nhiễm COVID-19, trong đó 286.004 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 châu lục về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Anh hiện đang dẫn đầu châu lục về số ca mắc COVID-19, với 10.660.981 ca. Trong ngày 9/12, quốc gia này ghi nhận thêm 50.867 ca nhiễm mới và 148 ca tử vong vì dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Ba Lan (27.458 ca); Hà Lan (19.763 ca); Bỉ (18.714 ca); Đức (16.295 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 82.873.324 ca nhiễm và 1.228.295 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 83.494 ca mắc 1.371 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 80.147.160 ca được điều trị khỏi; 1.497.869 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 30.599 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.674.408 ca mắc COVID-19, trong đó 474.390 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 16.696 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.984.407 ca nhiễm COVID-19 và 78.602 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 60.291.217 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.208.349 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 50.518.496 ca nhiễm COVID-19, trong đó 814.970 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (94.218 ca); Mexico (3.215 ca); Canada (3.148 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.155.209 ca, trong đó 1.185.351ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.177.059 ca nhiễm, trong đó 616.457 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.919.785 ca nhiễm, trong đó 224.772 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 3.093.452 ca nhiễm COVID-19, trong đó 90.060 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 384.109 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.320 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.653 ca); Papua New Guinea (133 ca); New Zealand (105 ca) và New Caledonia (22 ca).

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 27.700 ca mắc COVID-19 và 540 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực có tổng cộng 14.306.75 ca nhiễm, trong đó 296.035 ca tử vong

Ngày 9/12, Hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Việt Nam (256 ca), Philippines (176 ca), Thái Lan (49 ca), Malaysia (28 ca), Myanmar (11 ca), Indonesia (9 ca), Lào (5 ca), Singapore (3 ca) và Campuchia (3 ca).

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 220 ca bệnh mới và chỉ có 9 ca tử vong. Số liệu thống kê Bộ Y tế Indonesia cho biết tính đến nay đã có trên 100,8 triệu người dân ở Indonesia được tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 và hơn 144 triệu người đã tiêm liều thứ nhất.

Trong ngày 9/12, Malaysia và Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Malaysia ghi nhận 5.020 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 2.673.019. Trong khi đó, Thái Lan ghi nhận 4.203 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.156.587 ca.

Lào ghi nhận 1.212 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 84.503 ca mắc. Tiếp đó là Singapore với 709 ca mắc mới; Philippines với 562 ca mắc mới; Myanmar với 394 ca mắc mới; Indonesia với 220 ca mắc mới; Brunei với 57 ca mắc mới và Campuchia với 12 ca mắc mới./.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.