Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 440 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:00, 03/03/2022

Tính đến sáng 3/3, thế giới ghi nhận 440.091 ca nhiễm và 5.990.830 ca tử vong vì COVID-19. Với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao, nhiều nước trên thế giới đang dần tiến tới việc mở cửa hoàn toàn, theo đuổi chủ trương “sống chung an toàn” với COVID-19

Giáo viên phát bộ dụng cụ tự kiểm tra COVID-19 cho học sinh tại trường tiểu học Bongmu ở Daegu, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 300 km về phía Nam, ngày 2/3/2022. (Ảnh: Yonhap)
Giáo viên phát bộ dụng cụ tự kiểm tra COVID-19 cho học sinh tại trường tiểu học Bongmu ở Daegu, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 300 km về phía Nam, ngày 2/3/2022. (Ảnh: Yonhap)

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của một nhóm nghiên cứu quốc tế từ các trường đại học, bao gồm Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Đại học Padua và Đại học Udine (Italia) và Đại học Vienna (Áo) cho thấy nguy cơ lây lan các loại virus như virus SARS-CoV-2 khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang là khác nhau rõ rệt. Theo đó, khoảng cách tiêu chuẩn 2 m được cho là “an toàn” không phải lúc nào cũng áp dụng được và thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến môi trường. Đồng thời cho thấy, khẩu trang thực sự có thể đóng một vai trò cốt yếu trong việc phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 3/3 cho thấy, hiện toàn thế giới có 372.789.667 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 61.310.676 ca bệnh đang điều trị, thì có 61.234.589 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 76.087 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 157.612.654 trường hợp, trong đó có 1.714.226 ca tử vong và 135.823.859 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm COVID-19 mới tại châu Âu cao nhất thế giới, với 719.849 trường hợp. Trong đó, Đức dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới, với 198.457 trường hợp, tiếp theo sau là Nga với 97.455 trường hợp.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 3/3 là 95.049.168 trường hợp, trong đó có 1.407.456 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 80.740.866 ca nhiễm và 9787.559 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 31.509 ca nhiễm mới COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 117. 843. 359 trường hợp, với 1.352.330 ca tử vong và 108.293.480 ca điều trị khỏi. Song song việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng.

Gần 2 năm kể từ khi Ấn Độ bước vào phong tỏa trên quy mô lớn nhất thế giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, nhiều khu vực tại quốc gia Nam Á này đang dần trở lại nhịp sống bình thường khi tỷ lệ lây nhiễm giảm. Tuần trước, giới chức bang Maharashtra thông báo các trường học tại Mumbai - thành phố lớn nhất bang - sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn trong bối cảnh số ca mắc giảm.

Trong khi đó, Chính phủ Lào ngày 2/3 tiếp tục nới lỏng các quy định cấp phép nhập cảnh và ra mắt cổng thông tin thị thực trực tuyến chính thức, cho phép du khách nước ngoài và công dân Lào ở nước ngoài nộp đơn xin thị thực trực tuyến. Các đối tượng có thể được cấp thị thực nhập cảnh Lào bao gồm: Nhân viên ngoại giao, nhân viên tổ chức quốc tế, nhóm doanh nhân, nhà đầu tư, người nước ngoài là chuyên gia, chuyên viên, lao động, thương nhân, sinh viên, Lào kiều và gia đình công dân Lào. Người đã được cấp thị thực có thể nhập cảnh Lào, xét nghiệm PCR tại chỗ và chờ không quá 48 giờ tại khách sạn chỉ định trước khi thực hiện tự theo dõi tại nhà trong 7 ngày.

Trong 24 giờ qua, châu Phi có thêm 5.650 ca nhiễm mới và 82 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 3/3 lần lượt là 11.548.246 và 249.757 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.677.686 ca nhiễm COVID-19 và 99.458 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 50.107 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 25.270 ca. Hiện khu vực này có tổng số 3.647.743 trường hợp ca mắc COVID-19, với 7.874 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 3.647.743 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 142.918 ca.

Tối 2/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo ông có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Ông Morrison cho biết sẽ thực hiện cách ly tại nhà riêng ở thành phố Sydney theo quy định hiện hành và vẫn sẽ làm việc trực tuyến./.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.