Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 370 triệu ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã được chữa khỏi

PV - 08:20, 02/03/2022

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (156.762.408 ca), tiếp theo là châu Á (117.144.301 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (94.941.242 ca) và Nam Mỹ (54.314.597 ca). Châu Phi (11.539.012 ca) và châu Đại Dương (3.596.362 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch (Ảnh minh họa: AP)
Nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch (Ảnh minh họa: AP)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 2/3 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.148.598 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 438.298.643 ca, trong đó 5.981.400 ca tử vong và 370.482.219 ca đã được chữa khỏi.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (156.762.408 ca), tiếp theo là châu Á (117.144.301 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (94.941.242 ca) và Nam Mỹ (54.314.597 ca). Châu Phi (11.539.012 ca) và châu Đại Dương (3.596.362 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tại châu Âu, kể từ ngày 1/3, Italy nới lỏng các hạn chế nhập cảnh đối với tất cả hành khách đến từ các nước không thuộc Liên minh châu Âu (EU), cho phép những người có chứng nhận tiêm vaccine, khỏi bệnh COVID-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính, nhập cảnh. Những người chưa tiêm vaccine cũng không cần phải cách ly bắt buộc và có thể nhập cảnh khi có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính. Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cho biết chính phủ sẽ xem xét nới lỏng thêm các hạn chế đi lại trong nước vào ngày 15/3 tới.

Tại châu Á, từ 1/3, Nhật Bản nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới phòng chống dịch COVID-19 với việc tăng số lượng người nhập cảnh từ 3.500 lên 5.000 người mỗi ngày, bao gồm cả công dân nước ngoài đến không vì mục đích du lịch. Ngoài ra, các biện pháp cách ly cũng được nới lỏng với những người nhập cảnh, kể cả công dân Nhật Bản và người nước ngoài. Trong khi đó, giới chức y tế hàng đầu Hàn Quốc cho biết nước này đang cân nhắc miễn cách ly đối với du khách nước ngoài đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Còn ở trong nước, Hàn Quốc tạm dừng áp dụng thẻ thông hành phòng dịch (xác nhận hoàn tất tiêm chủng và xét nghiệm âm tính với COVID-19) tại 11 loại hình cơ sở tập trung đông người như nhà hàng, quán cà phê...

Tại châu Mỹ, Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 trên thế giới với 80.667.381 ca mắc và 976.204 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 18.679 ca nhiễm mới. Hiện nhiều bảo tàng tại thủ đô Washington D.C của Mỹ có kế hoạch mở cửa trở lại trong tháng 3 này. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang giảm ở Washington D.C và thành phố này sẽ dỡ bỏ quy định về đeo khẩu trang đối với các doanh nghiệp.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận thêm 13.009 ca nhiễm mới và 65 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm trong khu vực lên 11.539.012 ca . Nam Phi ghi nhận 1.649 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này là 33.675.691 ca, trong đó 99.430 ca đã tử vong.

Châu Đại Dương ghi nhận có thêm 43.700 ca nhiễm COVID-19 mới, 40 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 3.596.362 ca. Trong đó, Australia ghi nhận tổng số 3.236.095 ca nhiễm, trong đó 5.210 ca tử vong, 3.001.687 ca đã được chữa khỏi./.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.