Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 222 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:28, 08/09/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 8/9/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 222.527.147 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.596.860 ca tử vong và 199.101.118 ca bình phục.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận đã có hơn 41 triệu ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận đã có hơn 41 triệu ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: Reuters)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 446.583 ca mắc và 7.753 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 41.038.326 ca nhiễm COVID-19, trong đó 667.920 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (56.972 ca); Ấn Độ (38.116 ca); Anh (37.489 ca); Iran (27.138 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (23.638 ca); Malaysia (18.547 ca); Philippines (18.012 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Indonesia (683 ca); Nga (795 ca); Iran (635 ca); Mỹ (601 ca); Ấn Độ (358 ca); Mexico (330 ca)…

Hiện, số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt mốc 41 triệu ca. Giám đốc Dữ liệu Nhà Trắng, Tiến sĩ Cyrus Shahpar ngày 7/9 thông báo, 75% người Mỹ trưởng thành tiêm đã ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mới chỉ có 62% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.

Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác, đang phải đối mặt với số ca COVID-19 mới gia tăng nhanh chóng do biến thể nguy hiểm Delta dễ lây lan hơn. Trong thông báo mới vừa phát ra, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc.

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 56.209.911 ca mắc COVID-19, trong đó 1.184.178 ca tử vong. Hết ngày 7/9, châu lục này ghi nhận đã có thêm 124.780 ca nhiễm mới và 1.845 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 37.489 ca, trong đó 209 ca tử vong. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.056.106 ca nhiễm và 133.483 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 17.425 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 795 ca.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 71.738.801 ca nhiễm và 1.061.231 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 210.209 ca mắc và 3.686 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 67.132.911 ca được điều trị khỏi; 244.550 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 40.636 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 7/ 9, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 38.116 ca mắc mới và 358 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 32.256.434 ca và 38.972 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 49.265.396 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.011.818 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 330 ca tử vong, trong đó 5.127 ca mắc mới COVID-19.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37.120.291 ca, trong đó 1.136.539 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 20.913.578 ca nhiễm, trong đó 584.171 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.016.608 ca nhiễm, trong đó 200.753 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.829.435 ca nhiễm COVID-19, trong đó 83.899 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 10.623.378 ca mắc COVID-19, trong đó 235.578 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 73.232 ca mắc COVID-19 và 1.726 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 7/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Malaysia với 18.547 ca. Hiện tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 1.880.734 ca, bao gồm 18.802 ca tử vong. Philippines ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 nhiều thứ hai khu vực với 18.012 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.121.308 trường hợp, bao gồm 34.498 ca tử vong. Thái Lan cùng ngày ghi nhận 13.821 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh hiện đã vượt 1,3 triệu ca. Indonesia chứng kiến số lượng ca nhiễm mới tiếp tục xu hướng giảm, với 7.201 ca trong ngày, mặc dù nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.140.634 trường hợp và 137.156 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Timor Leste và Brunei.

Ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 332 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất mà “đảo quốc Sư tử” ghi nhận được trong hơn 1 năm qua. Số ca mắc mới tại Singapore đã vượt mốc 100 ca/ngày trong hai tuần qua, trong bối cảnh nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm dịch khi triển khai dần kế hoạch mở cửa trở lại.

Trong buổi họp báo diễn ra 1 ngày trước đó, Bộ trưởng Tài chính kiêm người đứng đầu lực lượng đặc trách chống COVID-19, bà Lawrence Wong, cho biết có thể Singapore sẽ tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu số ca mắc mới tăng mạnh. Số ca mắc trong ngày 7/9 là cao nhất kể từ khi Singapore ghi nhận 904 ca mắc mới COVID-19 hồi tháng 8/2020./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.