Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Dự thảo quy trình 7 bước về sàng lọc, xét nghiệm, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19

T.Hợp - 15:49, 07/09/2021

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa xây dựng dự thảo quy trình chung về sàng lọc, xét nghiệm, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19. Quy trình này chủ yếu được áp dụng cho các thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn thuộc nhóm nguy cơ cao (vùng cam) và nguy cơ rất cao (vùng đỏ) với phương châm “Đánh chắc - thắng chắc - sàng lọc đến đâu sạch đến đó”.

Khánh Hòa nghiên cứu quy trình 7 bước về sàng lọc, xét nghiệm với phương châm “Đánh chắc - thắng chắc - sàng lọc đến đâu sạch đến đó” . Ảnh minh họa
Khánh Hòa nghiên cứu quy trình 7 bước về sàng lọc, xét nghiệm với phương châm “Đánh chắc - thắng chắc - sàng lọc đến đâu sạch đến đó” . Ảnh minh họa

Với mục đích phát hiện sớm, không bỏ sót các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19; tiếp tục rà soát thẩm định qua xét nghiệm để phát hiện và đưa F0 ra khỏi cộng đồng. Quy trình này cũng đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng không để xảy ra lây nhiễm SARS-CoV-2. Quy trình được thực hiện theo 7 bước như sau:

Bước 1: Chính quyền địa phương phối hợp cùng đơn vị thống nhất kế hoạch hành động tổng thể; có bảng kế hoạch phân công cụ thể về thời gian, trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân. Đồng thời, khảo sát địa bàn dân cư, vẽ sơ đồ; chỉ định sàng lọc; phân luồng tổng thể quần thể dân cư dự định sàng lọc.

Bước 2: Điều tra tổng thể dân số theo tuyến phân luồng, danh sách lập theo từng hộ; đối chiếu danh sách quản lý và danh sách số dân điều tra thực tế; lập danh sách lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc theo từng hộ; lập biểu mẫu quản lý và bàn giao vận chuyển F0 nghi ngờ, biểu mẫu quản lý hộ gia đình F1, F2 nghi ngờ; biên bản bàn giao địa bàn đã xét nghiệm sàng lọc, số ca nghi nhiễm đã vận chuyển, sổ quản lý tại địa bàn.

Bước 3: Tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức đến từng hộ; vận động cán bộ, đảng viên, người dân tạo sự đồng thuận mục đích ý nghĩa kế hoạch; thực hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Bước 4: Lãnh đạo phường, xã, thị trấn chỉ đạo nhiệm vụ cho các lực lượng phối hợp với y tế, tổ COVID cộng đồng lập các tổ, như tổ chỉ đường, hướng dẫn chi tiết, tổ lấy mẫu test SARS-CoV-2, tổ truy vết, tổ khử khuẩn, tổ bảo vệ an ninh, tổ vận chuyển, hộ tống người bệnh nghi nhiễm.

Bước 5: Thành lập các tổ lấy mẫu tại chỗ và kết hợp tổ cơ động truy vết, xét nghiệm cho từng trường hợp; tiến hành lần lượt theo vùng từ đỏ tới cam, vàng và xanh. Thực hiện từng thôn, tổ dân phố, theo hộ gia đình, theo hình thức cuốn chiếu, đảm bảo 100% nhân khẩu thực tế được làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên. Các nội dung công việc được giám sát, đánh giá và giao ban ít nhất 1 lần/ngày giữa địa phương, đơn vị tăng cường, đơn vị phối hợp.

Bước 6: Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Khi phát hiện ca nghi ngờ thì thực hiện đồng thời các biện pháp: Trang bị phòng hộ cho người nghi nhiễm; phong tỏa khu vực, gia đình có người nghi nhiễm, cách ly tại chỗ chờ kết quả khẳng định; khử khuẩn khu vực có nguy cơ; truy vết các trường hợp nghi ngờ; nhanh chóng lấy mẫu đơn RT-PCR, vận chuyển ca nghi ngờ về vùng đệm để quản lý. Song song đó, chuyển mẫu RT-PCR về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; lập chốt canh phòng chờ kết quả khẳng định. Nếu xét nghiệm RT-PCR dương tính, chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dã chiến; F1 liên quan chuyển tới khu vực cách ly tập trung; bàn giao danh sách F2 cho địa phương quản lý. Nếu xét nghiệm âm tính thì chuyển về địa phương.

Bước 7: Kết thúc việc lấy mẫu sàng lọc, đánh giá các tiêu chí, lập biên bản thống nhất các bên về vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh; khu vực có người nghi nhiễm; lập danh sách người đã test sàng lọc; danh sách F0, F1, F2 và điều chỉnh bố trí lại các chốt sau khi có kết quả sàng lọc. Tất cả các bước trên thực hiện trong 5 ngày.

Quy trình này đang được lấy ý kiến các địa phương và đơn vị liên quan, sau đó, sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến quy trình sẽ áp dụng và triển khai trong thời gian tới./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.