Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có gần 30 triệu người mắc COVID-19

PV - 10:17, 16/09/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 16/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 29.685.584 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 937.766 ca tử vong và 21.511.459 ca phục hồi. Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người dân tại Jammu, Ấn Độ xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngày 15/9. (Ảnh: AP)
Người dân tại Jammu, Ấn Độ xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngày 15/9. (Ảnh: AP)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 249.037 ca mắc mới và 5.320 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 6.781.658 ca nhiễm COVID-19, trong đó 199.992 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 15/9, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 32.369 ca mắc mới và 992 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 4.168.287 người, với 213.542 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 42.032 ca nhiễm mới và 628 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.073.849 ca mắc COVID-19 và 18.785 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 5.529 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 150 ca.

Tây Ban Nha, Pháp, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 603.167; 395.104 và 374.228 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, số các ca mắc bệnh cũng tiếp tục tăng cao tại nhiều quốc gia châu Âu khác, trong đó có Ukraine, Đức, Hà Lan. Hà Lan đã ghi nhận số bệnh nhân cao kỷ lục chỉ trong 1 ngày với 1.379 trường hợp người nhiễm virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận đã có 84.778 ca mắc COVID-19, trong đó 6.258 ca tử vong vì dịch bệnh.

Châu Á, đã có tổng cộng 8.838.734 ca nhiễm và 168.026 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 121.793 ca mắc mới và 1.887 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 7.167.337 ca được điều trị khỏi; 1.503.371 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 19.531 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 15/9, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 91.120 ca mắc mới và 1.283 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 5.018.034 và 82.091 ca. Theo giới chức Ấn Độ, ít nhất 17 thành viên của Quốc hội Ấn Độ đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong 2 tuần trở lại đây, Ấn Độ liên tục ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất trên toàn thế giới, mỗi ngày quốc gia này ghi nhận trung bình trên 90.000 ca mắc mới. Hiện số ca mắc mới ghi nhận mỗi ngày tại Ấn Độ cao gấp đôi số ca mắc mới mỗi ngày trung bình tại Mỹ và Brazil.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 15/9, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 407.353 người, sau khi có thêm 2.705 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 140 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 23.453 trường hợp.

Trong một diễn biến mới, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Thụy Lệ thuộc tỉnh Vân Nam, giáp biên giới Myanmar, sau khi phát hiện 2 ca mắc COVID-19 tại đây. Giới chức thành phố đã yêu cầu người dân ở trong nhà, cấm mọi hoạt động ra vào thành phố từ tối 14/9, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa trừ các mặt hàng thiết yếu. Truyền thông địa phương cho biết chính quyền Thụy Lệ đã kêu gọi nhiều khu vực gần biên giới của thành phố này, bước vào "trạng thái thời chiến" ngay lập tức, tăng cường kiểm soát biên giới và mạnh tay với các vụ vượt biên trái phép. Hai trường hợp bị nhiễm bệnh trên đều là công dân Myanmar, được xác định mắc COVID-19 hôm 13/9.

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 15/9, khu vực này ghi nhận thêm 7.217 ca mắc mới và 158 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tính đến nay khu vực này ghi nhận có tổng cộng 570.206 ca mắc COVID-19, trong đó 13.911 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN chỉ có 2 quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các nước khác. Trong ngày 15/9, Indonesia ghi nhận 3.507 ca mắc COVID-19 mới và 124 ca tử vong. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 8.965 ca tử vong và 225.030 ca mắc COVID-19. Nước này cũng ghi nhận có 161.065 bệnh nhân đã hồi phục.

Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 269.407 ca, trong đó 4.663 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 15/9, Philippines ghi nhận 3.544 ca nhiễm mới, trong đó 207.352 ca hồi phục. Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã cam kết ưu tiên mua vaccine phòng COVID-19 do Nga và Trung Quốc sản xuất. Ông Duterte cũng bày tỏ lạc quan rằng quốc gia đang có số ca bệnh đứng đầu ASEAN này sẽ "trở lại bình thường" vào tháng 12. Tuy vậy, ông lưu ý bất cứ hợp đồng mua vaccine nào của Philippines cũng sẽ trải qua thủ tục đấu thầu.

Sau nhiều tháng bình yên, những ngày gần đây Myanmar bất ngờ ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Là một "điểm nóng" COVID-19 mới trong khu vực, Myanmar đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên tới 3.299 trường hợp, trong đó có 32 ca tử vong và 790 bệnh nhân đã hồi phục. Trong ngày 15/9, nước này có 104 ca nhiễm mới.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 39.446 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 8.075.081 ca, tổng số người tử vong là 291.672 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 4.959.030 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 671.716 ca nhiễm và 71.049 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 138.582 ca nhiễm và 9.188 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 7.200.610 ca nhiễm; 230.569 ca tử vong và 5.970.022 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 4.382.263 ca nhiễm, trong đó 133.119 ca tử vong. Ngày 15/9, nước này ghi nhận có thêm 1.113 ca tử vong vì COVID-19, mức tăng cao nhất kể từ ngày 2/9 tới nay. Peru xếp sau Brazil tại khu vực với 738.020 ca nhiễm và 30.927 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 721.892 ca nhiễm và 23.123 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 47 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 26.739 ca. Tính đến sáng 16/9, nước này chưa ghi nhận thêm trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Australia ghi nhận đã có 816 trường hợp tử vong vì COVID-19.

New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.901 ca, trong đó 24 trường hợp tử vong. Ngày 15/9, nước này công bố có thêm 3 ca nhiễm mới COVID-19. French Polynesia đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.099 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 2 trường hợp tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.372.444 ca mắc COVID-19, trong đó 33.116 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 651.521 trường hợp, trong đó 15.641 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 772 ca mắc mới COVID-19 và 142 ca tử vong vì đại dịch.

Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 101.340 ca nhiễm COVID-19 và 5.679 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Morocco với 90.324 ca nhiễm và 1.648 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.