Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nguyên: Dỡ bỏ các chốt kiểm dịch nhưng không chủ quan

Hà Văn Đạo - 10:05, 14/09/2020

Hàng loạt chốt kiểm dịch Covid-19 và bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên đã được dỡ bỏ, đưa một số hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ dịch Covid-19 và bạch hầu vẫn còn thường trực nên chính quyền và người dân ở Tây Nguyên không chủ quan để tránh những hậu quả khó lường.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng dịch Covid -19 và bạch hầu ở vùng sâu Tây Nguyên.
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng dịch Covid -19 và bạch hầu ở vùng sâu Tây Nguyên.

Phát hiện chậm, ảnh hưởng lớn

Là tỉnh có 3 ca nhiễm Covid-19, nhiều ca nhiễm bạch hầu liên tục xuất hiện, diễn biến khó lường nên Đăk Lăk xác định chống dịch kép là nhiệm vụ trọng tâm.

Đến ngày 9/9, nhiều ổ dịch cơ bản được khống chế. Hàng loạt chốt kiểm dịch đã được dỡ bỏ. Thế nhưng, theo nhiều hộ dân ở huyện Krông Bông, cả hai loại dịch này đều có nguy cơ lây lan nhanh và mạnh trong cộng đồng. Ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, do phát hiện chậm nên gây ảnh hưởng rất lớn khiến cả khu dân cư phải cách ly, sức khỏe người nhiễm bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Sở Y tế Đăk Lăk, đến nay, tỉnh đã chặn được các nguồn lây Covid-19, có 3 ca nhiễm thì 1 ca đã điều trị khỏi hẳn; chỉ còn cách ly tại cơ sở y tế 9 trường hợp; cách ly tập trung 191 trường hợp. Với dịch bệnh bạch hầu vẫn diễn biến phức tạp. Đã có 42 ca nhiễm, trong đó nhiều huyện vùng sâu tỷ lệ cao như: Huyện KRông Bông có 17 ca; huyện Ma Đ’rắk có 10 ca…

Nhiều ca bệnh bạch hầu ở vùng sâu khu vực Tây Nguyên phát hiện muộn, điều trị cực kỳ khó khăn, phải chuyển qua nhiều cơ sở y tế. Thậm chí có ca ở tỉnh Đăk Nông đã tử vong. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đăk Nông, xác định phát hiện dịch bệnh sớm là yếu tố then chốt, quan trọng nhất. Đến nay, Đăk Nông chưa ghi nhận ca nào nhiễm Covid-19. 14 ổ dịch bạch hầu được khống chế, 2 trường hợp tử vong do gia đình bệnh nhân phát hiện muộn nên khi chuyển đến cơ sở y tế điều trị khó khăn, biến chứng nặng. 37 ca còn lại do phát hiện kịp thời, quyết liệt cứu chữa nên đã khỏi.

Tại khu vực các tỉnh khác như Gia Lai, Lâm Đồng cũng xác định rõ, “chống dịch kép Covid-19 và bạch hầu như chống giặc” nên việc phát hiện và truy vết sớm được quan tâm. Cùng với khoanh vùng, dập dịch thì rà soát, tiêm văc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho đối tượng từ 49 tháng trở lên là việc làm cần thiết.

Không chủ quan khi bỏ chốt

Hàng loạt chốt kiểm soát dịch bạch hầu và Covid-19 ở Tây Nguyên đã được các địa phương dỡ bỏ. Để tuyên truyền người dân không chủ quan khi bỏ chốt, tại Đăk Nông, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp cùng các Trung tâm y tế tuyến huyện triển khai nhiều giải pháp tích cực, chủ động, nhằm khống chế và dập dịch. Công tác phun hóa chất được làm rất quyết liệt.

Riêng với bệnh bạch hầu, ngoài tiêm văc xin, cán bộ y tế cũng tăng cường công tác tuyên truyền người dân phải chủ động các biện pháp phòng bệnh như: Vệ sinh răng miệng, thường xuyên sát khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang nơi đông người…

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng vừa ký ban hành Quyết định số 7370/UBND-VX3 dừng một số chốt kiểm dịch Covid-19. Cụ thể các chốt như: Chốt Lâm Đồng -Khánh Hòa; chốt Lâm Đồng - Ninh Thuận…dừng hoạt động từ ngày 5/9. Một số khu vực nguy cơ bạch hầu cũng được kiểm soát. Tuy nhiên, tỉnh Lâm Đồng vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao năng lực xét nghiệm.

Tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành Công văn số 3002/VP-NC tạm dừng các chốt kiểm soát dịch bệnh từ ngày 8/9. Tuy nhiên, công tác phòng, chống bạch hầu lẫn Covid-19 vẫn duy trì, triển khai sâu rộng trên địa bàn. Các tổ tuyên truyền, các nhân viên y tế địa bàn phải kịp thời nắm bắt các ca bệnh nghi ngờ để lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ ngay, không chủ quan để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.