Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Mỹ Dung - 08:52, 04/12/2024

Là người con dân tộc Tày, đến nay thầy giáo Vi Văn Hà đã có 16 năm cống hiến cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình càng cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...

Thầy Hà trong Hội giảng 20/11 vừa qua.
Thầy Vi Văn Hà tham gia Hội giảng nhân dịp 20/11 vừa qua

Sinh ra trong một gia đình khó khăn tại xã vùng cao Vĩnh Khương, nay là xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, ngay từ nhỏ, cậu bé Vi Văn Hà đã ý thức rõ chỉ có con đường học tập mới thành công để có được tương lai tươi sáng hơn.

Bằng tất cả nỗ lực của mình, năm 2004 Hà trúng tuyển vào Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá, Hà được phân công về công tác tại trường Phổ thông cấp 2+3 Tân Sơn, nay là Trường THPT Lục Ngạn số 4 - nơi có tới trên 90% học sinh là người DTTS.

Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...

Thầy Hà cùng trao đổi với học sinh trong tiết dạy về giáo dục địa phương.
Thầy Hà cùng trao đổi với học sinh trong tiết dạy về giáo dục địa phương

Năm 2016, thầy Hà được chuyển công tác về Trường THPT Lục Ngạn số 2, ngôi trường cũng có tới gần 90% học sinh là người DTTS. Trong suốt thời gian công tác, thầy Hà luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ vì thầy hiểu những khó khăn, thiệt thòi, khát vọng được học tập, vươn lên của các em học sinh vùng cao.

Được nhà trường phân công bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh môn Địa lý, để tạo niềm đam mê, yêu thích đối với môn học trong các em, thầy cùng các đồng nghiệp lập kế hoạch chi tiết cho cả quá trình ôn luyện, từng bước bù đắp các thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, chú trọng việc nâng cao kỹ năng, cách trình bày, diễn đạt cho học sinh.

Em Lâm Ngọc Quyên, học sinh lớp 12A6 đầy tự hào về người thầy giáo của mình: “Thầy Hà đã đồng hành với em và các bạn từ năm lớp 10 đến nay. Thầy rất quan tâm đến học sinh, tâm huyết với nghề. Không chỉ khó khăn trong học tập mà đôi khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống, chúng em cũng tâm sự để xin những lời khuyên, chỉ bảo tận tình của thầy”.

Sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng Shub Classroom trong dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy giáo Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận và đánh giá cao.
Sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng Shub Classroom trong dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy giáo Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận và đánh giá cao

Từ sự cố gắng của tập thể thầy và trò, những năm vừa qua trường THPT Lục Ngạn số 2 đã có nhiều học sinh đạt giải Nhì, giải Ba, Khuyến khích môn Địa lí cấp tỉnh, trong đó có nhiều em là học sinh người DTTS; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi khối lớp thầy giáo Hà phụ trách luôn đạt trên 90%. Trong nhiều năm học, thầy giáo Hà đều được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Năm 2023, sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với ứng dụng SHub Classroom trong dạy học chủ đề Sinh quyển - Địa lí lớp 10 nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận, ứng dụng đưa vào giảng dạy. Môn học trở nên thú vị đối với nhiều học sinh, bởi mô hình lớp học đảo ngược này.

Thầy Vi Văn Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I huyện Lục Ngạn năm 2023.
Thầy Vi Văn Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I, huyện Lục Ngạn năm 2023

Thầy Hà chia sẻ, bình thường các thầy cô sẽ dạy theo mô hình dạy học truyền thống là, học sinh học trên lớp và làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, với mô hình lớp học đảo ngược này, thì học sinh sẽ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua việc cung cấp tài liệu, sau đó thì học sinh sẽ trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ học tập khác trên lớp theo sự phân công của giáo viên.

“Thông qua mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ chủ động hơn trong học tập, tăng hiệu quả thời gian học trên lớp cũng như ở nhà. Các em có thể phát huy được năng lực tìm kiếm, xử lý công nghệ thông tin, giao tiếp; giúp tiết kiệm thời gian, phân tích tổng hợp, đánh giá kết quả học sinh chính xác hơn”, thầy Hà chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Xuân Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lục Ngạn 2 cho biết: Thầy giáo Vi Văn Hà đã có nhiều phương pháp hay, cách làm mới, sáng tạo trong các hoạt động dạy và học của nhà trường. Đặc biệt, sáng kiến sử dụng mô hình lớp học đảo ngược của thầy Hà, đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng sáng kiến ngành Giáo dục của tỉnh năm học 2022 - 2023”.

Với những thành tích đã đạt được, thầy giáo Hà có 9 lần được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, 2 Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, 6 Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn. Năm 2023, thầy Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I huyện Lục Ngạn.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).