Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thấy cây quý đừng cưa hạ

Hiếu Anh - 09:04, 19/10/2021

Trong lúc đi tìm hoa phong lan, Triệu Văn P. vô tình phát hiện cây gỗ quý (cây sâng). Sau đó, P. đã về nhà rủ thêm Phàn Tiến S vào rừng chặt hạ. Không dừng lại ở đây, khi chặt hạ cây sâng này, S còn chặt thêm một cây sâng khác...

Lực lượng kiểm lâm tuần tra rừng tại khu vực rừng mỏ Ao Xanh (Ảnh M.h)
Lực lượng kiểm lâm tuần tra rừng tại khu vực rừng mỏ Ao Xanh (Ảnh M.h)

Cụ thể, vào khoảng tháng 2/2020, Triệu Văn P dân tộc Dao, sinh năm 1997 tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã đi vào khu rừng tự nhiên mỏ Ao Xanh để tìm hoa phong lan. Thế nhưng, trong quá trình vào rừng, P vô tình phát hiện cây sâng có giá trị cao. Sau đó, P đã về nhà và kể với Phàn Tiến S (SN 1990, người cùng bản) về cây gỗ này và nói muốn chặt cây mang về làm nhà. Nghe P nói vậy, S nói lúc nào P đi vào rừng thì cho S đi cùng.

Khoảng cuối tháng 4 năm 2020, P gọi điện rủ S lên rừng chặt cây gỗ sâng. S đồng ý, cả hai mang theo máy cưa xăng và một số đồ dùng cần thiết cho việc cưa hạ cây. P và S đi bộ theo đường mòn hướng lên rừng mỏ Ao Xanh, khi lên đến đỉnh dốc, S ngồi nghỉ, còn P mang máy cưa đến vị trí cây gỗ sâng để cưa hạ cây gỗ này.

Sau đó, P mang máy cưa xăng và các đồ vật khác đi xuống chỗ S. S mượn P máy cưa và các đồ vật kèm theo rồi đi chặt hạ thêm một cây sâng to khác. Cây này do S phát hiện từ trước khi còn làm công nhân ở mỏ Ao Xanh. Sau khi cây đổ, S cho cưa xăng vào gùi, đi theo đường mòn xuống đến khe nước thì gặp P. Cả hai cùng đi về bản.

Những ngày sau đó, P đem máy cưa và các vật dụng cần thiết lên chỗ cây sâng đã chặt, xẻ được 12 thanh gỗ, có khối lượng 1,689m3 rồi nhờ S cùng Triệu Trung P, Phùng Kim S vận chuyển đến gần nhà P. Sau đó P và vợ là Triệu Thị N tiếp tục vận chuyển gỗ về cất giấu dưới ao, nhưng đã bị cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản thu giữ.

Về cây gỗ sâng do Phàn Tiến S cưa hạ, thời gian sau, S nhờ P cùng đi xẻ, P đã đồng ý và cùng S đi lên rừng, dùng cưa xăng của P cưa cây gỗ sâng thành nhiều khúc, xẻ một phần được 25 thanh gỗ có khối lượng 2,636m3 rồi ra về. Sau đó, Phàn Tiến S một mình vận chuyển 25 thanh gỗ này ra khỏi rừng, số gỗ này Cơ quan điều tra đã phát hiện thu giữ.

Theo đối chiếu của Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình, những cây gỗ mà các bị cáo khai thác trái phép trong vụ án thuộc chủng loại gỗ Trai lý nhóm IIA thuộc loại gỗ quý hiếm.

Theo đó, cơ quan chức năng xác định, Triệu Văn P và Phàn Tiến S đã vi phạm pháp luật hình sự, còn đối với Triệu Trung P, Phùng Kim S, Triệu Thị N, xét thấy hành vi chưa đến mức xử lý hình sự, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện đề nghị Hạt kiểm lâm huyện Quang Bình xem xét xử lý hành chính về hành vi vận chuyển gỗ trái phép.

Sau khi tiến hành tố tụng phúc thẩm vụ án, ngày 16/9, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên bố các bị cáo Triệu Văn P và Phàn Tiến S phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Về hình phạt: Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 58 của Bộ luật Hình sự; tòa án tuyên bị cáo Phàn Tiến S bị 25 tháng tù, bị cáo Triệu Văn P bị 24 tháng tù.

Câu chuyện trên không chỉ là bài học với các đối tượng phạm tội, mà còn với rất nhiều người khác, trong đó có nhiều người DTTS đang sống dựa vào rừng. Cần phải có trách nhiệm giữ rừng, bảo vệ rừng vì rừng đang đem lại môi trường sống cho chúng ta.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.