Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội

Thanh Huyền - 08:29, 01/11/2019

Phát triển bền vững; sắp xếp bộ máy, cải cách tiền lương; tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; tăng cường chất lượng y tế tuyến cơ sở…là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội (ngày 30-31/10/2019) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Nhiều vấn đề kinh tế-xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Hội trường.
Nhiều vấn đề kinh tế-xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Hội trường.

Tiếp tục cải cách bộ máy

Thảo luận tại Hội trường, một số đại biểu cho rằng, chúng ta vui mừng trước các kết quả kinh tế, nhưng kinh tế không phải yếu tố duy nhất cải thiện chất lượng đời sống của người dân. Một số đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy về tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giảm biên chế. Cùng với tăng lương cơ sở, cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ cần quan tâm đến nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp.

Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đề nghị, phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng, khẩn trương của năm 2020. Theo đó, cần có quyết tâm cao, nguồn lực lớn để tạo được sự thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận lớn trong Nhân dân. Cần quan tâm tới chính sách và phương thức thực hiện thuận lợi cho các bộ, ngành.

Đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước, theo một số đại biểu, phải kế thừa truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông và nâng lên tầm cao mới, kiên trì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế và sử dụng tổng hợp gắn kết thế trận chặt chẽ giữa các lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, lịch sử, pháp lý…

Chỉ ra một loạt thực trạng buồn về văn hóa, xã hội thời gian qua, một số đại biểu đề nghị, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đời sống của người dân, bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần. Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), muốn thực hiện được mục tiêu phát triển văn hóa bền vững cần đưa các hoạt động văn hóa về giá trị thực chất, khơi dậy ở người dân ý thức bảo vệ văn hóa, đạo đức truyền thống.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho biết, thời gian qua, có rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đã xảy ra. Đại biểu cho rằng, cần sự can thiệp chính sách, sự phối hợp của nhiều ban, ngành, địa phương mới có khả năng khắc phục vấn đề này. Cũng theo đại biểu, các dự án xẻ núi, phá rừng cần được rà soát để tìm thấy bất cập, khuyết điểm, tránh khi bị Nhân dân, báo chí phanh phui lại tìm cách che đậy không từ thủ đoạn nào dẫn đến tội ác…

35% số trạm y tế xã chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cần được đầu tư

Quan tâm đến chất lượng y tế cơ sở, đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) cho biết, ước tính cả nước hiện còn khoảng 35% số trạm y tế xã cần được đầu tư, chủ yếu là vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều xã chưa có trạm y tế phải đi mượn cơ sở hoặc xã có trạm nhưng bị xuống cấp hư hỏng nặng. Trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh từ nhiều nguồn, nhiều thời điểm khác nhau nên thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản còn có mặt hạn chế về chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao, người dân chưa thực sự tin tưởng với chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở.

Đại biểu kiến nghị, cần đổi mới cơ chế tài chính cho tuyến y tế cơ sở, bảo đảm đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Có chính sách thu hút, tăng cường năng lực toàn diện cho tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân…

Đối với vấn đề phát triển bền vững, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị áp dụng những bài học của thế giới vào Việt Nam. Theo đó, có 3 trụ cột là nâng cao văn hóa, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản. Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), có ba vấn đề cốt lõi cần dành nguồn lực thực hiện bằng được để nước ta tăng trưởng theo chiều sâu gồm: Trình độ lao động; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo…

Trong phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải; Tư pháp; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch…đã phát biểu, giải trình làm rõ ý kiến đại biểu nêu.

Ngày 01/11/2019, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Phiên thảo luận được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.