Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Quốc kế, dân sinh “nóng” nghị trường

Thanh Huyền - 16:04, 30/10/2019

Ngày 30/10/2019-ngày đầu tiên thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, nhiều vấn đề quốc kế, dân sinh và những vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua được nhiều đại biểu quan tâm kiến nghị.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được về kinh tế, xã hội trong năm 2019; đồng tình với những nhận định, giải pháp nêu trong báo cáo của Chính phủ; khẳng định đó là kết quả quan trọng, toàn diện, rất ấn tượng trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những vấn đề bức xúc trong dư luận thời gian qua, các đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết những vấn đề như: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; tư vấn cho người nông dân về thị trường nông sản; tháo gỡ rào cản để tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp giá trị cao; xây dựng chương trình hành động tổng thể về ứng phó với các diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính; thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật…

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) nhận định, về kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, nền sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như dịch tả lợn châu Phi; thiên tai lũ lụt; giá nông sản còn thấp…. Do đó, rất mong Chính phủ có chỉ đạo để khắc phục vấn đề này, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị Chính phủ có kế hoạch nâng cao năng suất lao động bằng việc đào tạo chất lượng nguồn lao động và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Thực hiện các giải pháp đột phá mạnh mẽ, phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Về tổ chức bộ máy, một số đại biểu cho rằng, qua hơn 30 năm đổi mới nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa tổ chức được bộ máy phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Chúng ta đã nhiều lần sắp xếp bộ máy quản trị, các ngành, lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn tình trạng thay đổi về mô hình, tổ chức còn thiếu khoa học dẫn đến tình trạng tách ra, nhập vào thực hiện liên tục trong khi chức năng, nhiệm vụ không có sự thay đổi lớn, một số sự sáp nhập còn thực hiện một cách cơ học. Đại biểu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, khoa học và tổ chức bộ máy phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho rằng, vẫn còn tổ chức, cá nhân trong bộ máy công quyền sợ chịu trách nhiệm, vì vậy trong thực hiện có lợi cho cá nhân, an toàn, đùn đẩy trách nhiệm. Những tồn tại này tuy không mới nhưng đang có xu hướng ngày càng nhiều hơn. Đại biểu đề nghị, cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh từ cơ sở, kịp thời điều chỉnh ngay những bất cập, chồng chéo trong văn bản pháp luật, cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích những cán bộ dám nghĩ, dám làm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí tăng cường nguồn ngân sách tu bổ các công trình văn hóa, bảo đảm phát huy giá trị di sản văn hóa. Bên cạnh đó, đại biểu Dương Minh Ánh cũng đề nghị Chính phủ lắng nghe ý kiến của cử tri trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu hoàn thiện phương thức thi THPT quốc gia trong thời gian tới...

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.