Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thành lập Trung tâm cứu hộ gấu tại Vườn quốc gia Bạch Mã

NA - 16:35, 29/05/2022

Tại Vườn quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Cục Kiểm lâm Việt Nam cùng Tổ chức Động vật châu Á và Vườn quốc gia Bạch Mã tổ chức ra mắt giới thiệu Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam II, với năng lực nuôi cứu hộ hơn 300 cá thể gấu trong môi trường bán tự nhiên.27

Mô hình Trung tâm cứu hộ Gấu ở Bạch Mã
Mô hình Trung tâm cứu hộ Gấu ở Bạch Mã

Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam II sẽ được đặt ở Khu hành chính của Vườn Quốc gia Bạch Mã, với diện tích 12,7 ha. Trung tâm mới dự kiến hoàn thành toàn bộ các hạng mục vào năm 2026 với 12 nhà gấu và 12 khu bán hoang dã, khu hành chính và nghỉ dưỡng cho nhân viên, khu cách ly, khu bệnh viện thú y, khu chế biến thức ăn cho gấu, khu giáo dục truyền thông, khu xử lý chất thải và các khu tiện ích cơ sở hạ tầng khác.

Trung tâm sẽ nuôi cứu hộ hơn 300 cá thể gấu tiếp nhận từ các cơ sở nuôi gấu tư nhân, các vụ vi phạm và sẽ chấm dứt việc nuôi gấu trong tư nhân vào cuối năm 2026. Loài gấu tại Việt Nam sẽ được bảo tồn bền vững qua việc nhận thức của cộng đồng về bảo vệ loài gấu được nâng cao và lồng ghép vào chương trình nghiên cứu tái thả và bảo tồn loài gấu trong tự nhiên.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Quốc Hiệu cho biết, hiện còn khoảng 870 cá thể gấu đang được nuôi trong các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình và có hơn 300 cá thể gấu đã được đưa về các trung tâm cứu hộ gấu do Nhà nước quản lý.

Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã, cho biết: "Với quy mô nuôi hơn 300 cá thể gấu tại Trung tâm Cứu hộ gấu ở Bạch Mã, tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ sớm chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật; và quan trọng hơn là các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt sẽ được chuyển về đây và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vườn Quốc gia Bạch Mã sẽ có thêm địa chỉ tham quan, thêm mô hình học tập và nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương về trách nhiệm và sự tham gia bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và các loài gấu nói riêng."

Tổ chức Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại 10,5 triệu USD (tương đương 242,5 tỷ đồng). Tổ chức Động vật châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa toàn bộ gấu về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017-2022. Trong khi đó, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật châu Á đang vận hành và tài trợ tại Tam Đảo đang dần vận hành hết công suất cứu hộ.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.