Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa xử phạt các công ty khai thác khoáng sản hơn 600 triệu đồng

Quỳnh Trâm - 11:37, 27/09/2022

Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định xử phạt Công ty TNHH Hồng Phượng (trụ sở chính tại số nhà 87, khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Phượng) vì đã vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản tại núi Ruộng, xã Hà Tân, huyện Hà Trung.

Quyết định xử vi phạm quy định trong khai thác khoáng sản
Quyết định xử vi phạm quy định trong khai thác khoáng sản

Các hành vi bị xử phạt gồm: Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản, đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định, mức xử phạt 7,5 triệu đồng; khai thác không đúng trình tự khai thác, vi phạm quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 38, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020, bị phạt 40 triệu đồng; khai thác khoáng sản đá có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha, bị xử phạt 60 triệu đồng; xử phạt 17,5 triệu đồng vì thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình giám sát các vấn đề về môi trường; phạt 35 triệu đồng vì thực hiện không đúng một trong các nội dung của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tổng các hình thức xử phạt đối với đơn vị này là 160 triệu đồng nhân 2 lần (doanh nghiệp) là 320 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 11.481.600 đồng. Ngoài ra, Quyết định xử phạt cũng buộc đơn vị phải cải tạo, khắc phục môi trường, đưa khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi đã khai thác về trạng thái an toàn.

Với hành vi tương tự, Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác Trường Sơn do bà Nguyễn Thị Thủy làm Giám đốc (địa chỉ trụ sở chính tại mỏ đá Núi Vạc, thôn Tân Sơn, xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cũng bị UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xử phạt.

Một số đơn vị bị xử phạt vì khai thác vượt khối lượng, vượt mốc giới cho phép
Một số đơn vị bị xử phạt vì khai thác vượt khối lượng, vượt mốc giới cho phép

Cụ thể, Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác Trường Sơn đã khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khai thác với diện tích lên đến 4.883 m2 tại mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp tại xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, bị xử phạt 120 triệu đồng. Đồng thời, buộc Công ty phải cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được cấp phép khai thác về trạng thái an toàn.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đối với Công ty CP đầu tư và khoáng sản FLC Stone (FLC Stone), có địa chỉ tại tầng 5, Tòa nhà FLC Landmard Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, với số tiền 170 triệu đồng. Công ty đã vi phạm, khai thác vượt mốc giới được phép với tổng diện tích 9.411 m2 tại mỏ đá Spilit ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời yêu cầu FLC Stone phải cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện các biện pháp để trả lại trạng thái an toàn cho khu vực khai thác vượt mốc.

Được biết, thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh này thực hiện việc rà soát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác tại các mỏ đá, mỏ đất, mỏ cát để chấn chỉnh, xử lý, thậm chí là thu hồi đối với các mỏ vi phạm các quy định về đấu giá, không bảo đảm về môi trường, khai thác ra ngoài mốc giới...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.