Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Quỳnh Trâm (CĐ) - 10:56, 26/01/2022

Nằm trong không gian du lịch của trung tâm du lịch miền Bắc, Thanh Hóa có một quần thể di tích lịch sử văn hóa giá trị và đa dạng. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.500 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có những di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đang được đầu tư bài bản, đưa vào khai thác du lịch.

Di sản thành Nhà Hồ là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa
Di sản thành Nhà Hồ là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều di tích như: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), hang Con Moong (huyện Thạch Thành), chiến khu Ba Đình (huyện Nga Sơn), di tích khảo cổ Đông Sơn (TP. Thanh Hóa), cụm di tích Sầm Sơn (TP. Sầm Sơn)...

Ngoài ra, xứ Thanh còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn, trò diễn Xuân Phả, múa sạp, múa xòe... phục vụ phát triển du lịch.

Với tiềm năng lớn, song làm sao để tiềm năng văn hóa ấy trở thành sản phẩm du lịch “đặc sản”, buộc du khách phải “rút ví” để trải nghiệm thì có lẽ chưa có điểm đến nào làm được điều đó. Một số khu, điểm du lịch ở miền Tây Thanh Hóa, dù đã cố gắng đưa văn hóa vào các hoạt động trải nghiệm cho du khách, nhưng cách thức tổ chức chưa bài bản, nên việc thu hút và giữ chân du khách chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân)
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân)

Để thúc đẩy việc khai thác giá trị di tích, phát triển du lịch, được biết UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 29/9/2017 về việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,  mở ra hướng phát triển cho ngành du lịch. Trong đó, đối với lĩnh vực du lịch văn hóa, UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.  Cụ thể, khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản, du lịch văn hóa tâm linh; liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa với các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Lễ hội của đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa luôn là nơi thu hút nhiều du khách đến vui chơi, tìm hiểu, khám phá
Lễ hội của đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa luôn là nơi thu hút nhiều du khách đến vui chơi, tìm hiểu, khám phá

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ du lịch tại Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, các bảo tàng, nhà hát, thư viện, trung tâm chiếu bóng, làng nghề thủ công truyền thống, khu vui chơi giải trí.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch văn hóa trong và ngoài nước; tập trung thu hút khách du lịch văn hóa có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch; chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch. Mặt khác, phát triển du lịch gắn với làng nghề để hình thành tuyến du lịch làng nghề có tính nhân văn.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.