Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nỗ lực đưa chính sách BHXH, BHYT đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quỳnh Trâm - 04:52, 23/07/2024

Để thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng núi, các huyện vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đổi mới và đẩy mạnh công tác truyền thông các chính sách BHXH, BHYT, thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia BHXH, BHYT.

Lồng ghép hoạt động truyền thông

Tại huyện Lang Chánh, với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, không quản nắng mưa, ngày nghỉ, cán bộ BHXH huyện luôn tranh thủ thời gian bà con ở nhà để đến từng nhà tuyên truyền, vận động. Các nhóm nhỏ chia nhau đến từng thôn, bản; phối hợp với các đoàn thể ở thôn, bản lồng ghép tuyên truyền vào các hoạt động chung để bà con dễ tiếp cận..., vì thế chính sách BHXH, BHYT đã đến gần được với người dân hơn.

BHXH huyện Lang Chánh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện.
BHXH huyện Lang Chánh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện

Theo đó, tính đến ngày 24/5/2024, toàn huyện có 2.049 người tham gia BHXH bắt buộc; 914 người tham gia BHXH tự nguyện; 1.635 người tham gia BHXH tự guyện; 40.757 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện đạt 84,8%.

Ông Vũ Cao Cường, Giám đốc BHXH huyện Lang Chánh, cho biết: Xác định công tác tuyên truyền là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp về chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH huyện đã triển khai đa dạng các hình thức truyền thông, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là nỗ lực đưa chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến gần hơn với Nhân dân.

Để đảm bảo tốt chế độ, quyền lợi, tạo điều kiện thuận tiện cho người tham gia được thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHXH huyện đã tăng cường công tác cải cách hành chính, từng bước thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số trong thực hiện các giao dịch hành chính; đồng thời phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai thực hiện sử dụng căn cước công dân gắn chip và cài đặt phần mềm VssID cho người dân sử dụng thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám, chữa bệnh; cơ sở vật chất và chất lượng khám, chữa bệnh cũng từng bước được cải thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.

Thời gian tới, BHXH huyện tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT; tiếp tục rà soát dữ liệu từ cơ quan thuế để phát triển người tham gia BHXH tại các doanh nghiệp; phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện luôn được BHXH các địa phương quan tâm chú trọng
Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện luôn được BHXH các địa phương quan tâm chú trọng

Đảm bảo chế độ, quyền lợi của người tham gia đúng, đủ, kịp thời

Tại huyện Mường Lát, theo Quyết định số 861/2021 của Chính phủ, Mường Lát có 8 xã, thị trấn khu vực 3 đặc biệt khó khăn, có 100% dân số được Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT miễn phí. Tính hết năm 2023, tỷ lệ bao phủ BHYT của Mường Lát đạt 99%. Số người tham gia BHXH là gần 2.000 người, trong đó có trên 400 người tham gia BHXH tự nguyện. 

Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện luôn đạt tỷ lệ từ 98% trở lên, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phát triển ổn định. Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, cơ quan BHXH huyện Mường Lát luôn chú trọng đảm bảo chế độ, quyền lợi của người tham gia đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền luôn được chú trọng, đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao.

Ông Ngân Văn Hào, người dân thị trấn Mường Lát chia sẻ: "Thời gian qua, cán bộ BHXH thường xuyên đến hộ gia đình để tuyên truyền, từ đó giúp chúng tôi hiểu về ý nghĩa, lợi ích thiết thực của BHXH, BHYT tôi đã tự nguyện tham gia ngay".

Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, cán bộ, nhân viên ngành BHXH huyện Mường Lát đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, như vượt đèo, lội suối, đi qua địa bàn hiểm trở để gặp gỡ, tuyên truyền, đưa chính sách đến gần với bà con DTTS và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện. 

Bên cạnh việc làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, đơn vị địa phương trong huyện triển khai thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT; ngành BHXH huyện Mường Lát cũng chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ ngành, nỗ lực thực hiện tốt mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Lễ hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội trên địa bàn miền núi Thanh Hóa
Lễ hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH,BHYT trên địa bàn miền núi Thanh Hóa

Hiện nay, công tác tuyên truyền phát triển người tham gia BHXH, BHYT đang được cơ quan BHXH đồng loạt triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ quan BHXH đã phối hợp chặt chẽ với ngành bưu điện tổ chức các hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, nhân rộng điển hình tiên tiến trong vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHXH, BHYT; tuyên truyền chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng của các xã, phường, thị trấn, có minh họa cụ thể để đưa chính sách đến gần với người dân nhất; thực hiện giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, đại lý thu; hằng quý có đánh giá và đề ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai. BHXH tỉnh phấn đấu đến hết năm 2024 và các năm tiếp theo luôn vượt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.