Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nhiều giải pháp đưa pháp luật đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quỳnh Trâm - 07:00, 06/11/2024

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện vùng biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Đời sống người dân ở vùng miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, vẫn còn tồn tại một số tập quán, hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, trên địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng truyền đạo, vượt biên trái phép, buôn bán, vận chuyển ma túy, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, bao năm qua, việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) vẫn luôn được các cấp chính quyền, ngành chức năng quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp.

Công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm chú trọng
Công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm chú trọng

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân, nhất là đối với đồng bào DTTS, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với văn hóa, tập quán từng địa bàn, đối tượng cụ thể; đảm bảo các hoạt động tuyên truyền đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Theo đó, hằng năm Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL. Nổi bật là thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025”; triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, cung cấp thông tin cho Người có uy tín tại vùng DTTS&MN của tỉnh, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến đồng bào vùng DTTS&MN, trong đó có Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng; chú trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Phối hợp thực hiện kế hoạch của tỉnh về tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn vùng DTTS&MN.

Tính từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức được 02 hội nghị tuyên truyền PBGDPL cho 17 xã của huyện Bá Thước, thu hút hơn 300 đại biểu từ các thôn, bản đặc biệt khó khăn tham gia. Mỗi thôn, bản đều có đại diện trưởng bản, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín và các tổ chức đoàn thể như: Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân tham gia hội nghị. Trong tháng 11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh tại trường THCS dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh Trường THCS dân tộc nội trú huyện Như Thanh năm 2023
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh Trường THCS dân tộc nội trú huyện Như Thanh năm 2023

Triển khai Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 6/2/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình cụ thể trên địa bàn, Phòng Dân tộc và cơ quan phụ trách công tác dân tộc của huyện, thị xã tham mưu phối hợp với hội đồng phối hợp PBGDPL cùng cấp, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền năm 2024.

Điển hình như tại huyện Như Thanh, tính từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền cho 1.550 đại biểu (Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, đại diện các tổ chức đoàn thể thôn, đại diện các hộ nghèo là người DTTS và đại diện 30% hộ cận nghèo là người DTTS) tại 12 xã vùng DTTS&MN. Thông qua hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ cơ sở và đồng bào DTTS, từ đó thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Tại huyện Như Xuân, công tác tuyên truyền, PBGDPL được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là tuyên truyền công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn.  Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Công an huyện Như Xuân đã luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng, địa bàn, tầng lớp dân cư. Nhiều xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm ANTT, được đông đảo người dân hướng ứng tham gia.

Trong đó, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn cơ sở. Điển hình như các mô hình: “Camera ANTT”; “Ứng dụng mạng xã hội Zalo trong tiếp nhận thông tin và phòng, chống tội phạm”; “Dòng họ văn hóa”; “Cổng trường an toàn giao thông”, “Hội lái xe với ANTT”; “Doanh nghiệp với công tác tái hòa nhập cộng đồng”... 

Bên cạnh đó, Như Xuân đã củng cố, kiện toàn 16 Ban Chỉ đạo ANTT xã, thị trấn, 112 tổ bảo vệ ANTT thôn, khu phố và 550 tổ an ninh xã hội; duy trì và phát huy 28 mô hình xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Hằng năm, trên 90% xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, trên 90% thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

Công an huyện biên giới Quan Sơn tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy cho người dân
Công an huyện biên giới Quan Sơn tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy cho người dân

Đặc biệt, công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và ma túy tại các huyện biên giới giáp với nước bạn Lào như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát luôn được quan tâm, chú trọng. Tại huyện Quan Sơn, tính từ năm 2023 đến nay, đã tổ chức 62 hội nghị tuyên truyền về tác hại ma túy với 7.600 lượt người tham gia; treo 48 pano, áp phích, phát gần 4.000 tờ rơi... Thông qua tuyên truyền, đã góp phần nâng cao ý thức của Nhân dân và tích cực tham gia công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, tố giác các hoạt động của tội phạm ma túy.

Bên cạnh đó, Công an các xã, thị trấn đã tiến hành gọi hỏi cảm hóa, giáo dục 500 lượt đối tượng liên quan đến ma túy; lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc 6 người; vận động 12 người điều trị nghiện bằng thuốc thay thế. 

Từ thực tế triển khai đồng bộ các giải pháp về công tác PBGDPL tại Thanh Hóa, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào DTTS giảm hẳn, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ, ANTT địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS luôn ổn định, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Để công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào DTTS&MN phát huy hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa xác định, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo về năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, am hiểu tâm lý, tập quán của đồng bào, chú trọng đội ngũ tuyên truyền là cán bộ cơ sở; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.